Hiểu rõ cách Google Search hoạt động

cách google search hoạt động

Mỗi ngày, Google có thể cho bạn biết được thông tin hữu ích từ hàng nghìn, thậm chí hàng triệu website khác nhau. Cùng tìm hiểu cách Google Search hoạt động và tầm quan trọng của chúng trong bài dưới đây nhé!

3 giai đoạn của Google tìm kiếm

cách google search hoạt động

Thu thập dữ liệu

Cách Google Search hoạt động cũng khá đơn giản. Đầu tiên, các Bot sẽ tìm kiếm những trang có tồn tại trên web. Việc này được Google thực hiện liên tục để tìm ra những trang mới và thêm nó vào danh sách những trang đã biết. Lý do cho việc thu thập dữ liệu không ngừng đó là không có bất cứ một danh mục trung tâm nào về mọi trang web cả.

Có hai cách để Google ghi nhận một trang web đó là nó đã từng được truy cập trước đây hoặc chủ sở hữu website đã gửi cho Google một bản danh sách sơ đồ trang web. Ngoài ra, nếu bạn đang sử dụng dịch vụ lưu trữ web của một nhà cung cấp nào đó thì những đơn vị này có thể yêu cầu Google thu thập dữ liệu web của bạn.

Sau khi phát hiện URL của một trang, Google tìm hiểu nội dung trên trang đó bằng cách truy cập và thu thập dữ liệu trên trang đó. Không chỉ những nội dung dạng văn bản mà tất cả những phần nội dung khác đều được Google thu thập để xem xét vị trí mà trang đó có thể được xuất hiện trên bảng kết quả tìm kiếm.

Khi càng hiểu rõ cấu trúc website của bạn thì Google càng dễ dàng hiển thị chúng với những người đang tìm kiếm nội dung đó một cách phù hợp nhất. Từ đó làm căn cứ để xếp hạng các trang web.

Lập chỉ mục

Quá trình lập chỉ mục diễn ra khi Google tìm thấy một trang và đang cố gắng để hiểu nội dung của trang đó. Phân tích nội dung và bắt đầu lập danh mục hình ảnh và cả những tệp video được nhúng trên trang chính là cách Google Search hoạt động. Hoặc Google cũng có thể nỗ lực tìm hiểu thêm những trang web khác.

Những thông tin này được lưu trữ trong cơ sở lưu trữ dữ liệu khổng lồ của Google. Khi đã biết cách thức công cụ tìm kiếm hoạt động, bạn có thể tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) để cải thiện kết quả lập chỉ mục cho trang bằng cách tạo tiêu đề trang ngắn gọn, bao quát được toàn bộ nội dung của bài.

Thông thường, Google chỉ có thể hiểu một số hình ảnh, video và nội dung nhất định. Thay vì chỉ sử dụng hình ảnh đơn thuần thì hãy thêm những văn bản thay thế để cung cấp nhiều thông tin hơn cho việc lập chỉ mục của Google.

Xem thêm: Các yếu tố SEO onpage quan trọng

Trả kết quả theo truy vấn

Bước cuối cùng trong quá trình Google Search hoạt động đó là trả kết quả dựa trên truy vấn. Từ chỉ mục, Google sẽ cố gắng tìm ra kết quả thích hợp nhất dựa trên sự đánh giá tổng hợp nhiều yếu tố. Trong đó, những kết quả có chất lượng cao sẽ được ưu tiên hơn. Thay vì tốt nhất, những câu trả lời phù hợp nhất với truy vấn sẽ được lựa chọn.

Cách Google Search hoạt động khi có 1 truy vấn

cách google search hoạt động

Bước 1: Phân tích từ khóa truy vấn

Trước tiên, cần phải phân tích từ khóa để biết được ý định đằng sau truy vấn. Hiểu được ngôn ngữ diễn đạt là một phần cốt yếu trong cách hoạt động của Google Search. Dựa trên yêu cầu đó, Google ngày càng tạo ra nhiều mô hình ngôn ngữ để phân tích những chuỗi từ ngữ được tìm trong chỉ mục một cách chính xác nhất.

Các bước trong quá trình phân tích từ khóa truy vấn sẽ bao gồm cả việc xác định lỗi chính tả để hiểu truy vấn. Để làm được việc này, cách Google Search hoạt động phải phụ thuộc rất nhiều vào các nghiên cứu về ngôn ngữ tự nhiên.

Thêm nữa, một số thuật toán sẽ phân loại thông tin dựa trên thời gian bởi những thông tin mới có thể hữu ích hơn những cái đã có từ trước. Từ đó, một số kết quả mới sẽ được hiện lên trước những bài viết cũ hơn.

Bước 2: Đối sánh truy vấn với kho dữ liệu

Phân tích từ khóa chỉ là bước cơ bản, để nhận định trang web có chứa thông tin mà bạn tìm kiếm hay không thì Google cũng phải thực hiện đối sánh truy vấn. Cách dễ nhất để biết một trang web chứa thông tin bạn muốn tìm đó là chúng có chứa các từ khóa giống với truy vấn của bạn. Các từ khóa này có thể xuất hiện trên tiêu đề hoặc trong nội dung văn bản.

Ngoài cách đó, Google cũng đánh giá sự liên quan giữa kết quả tìm được và truy vấn bằng cách sử dụng dữ liệu tổng hợp và sau đó chuyển đổi dữ liệu đó thành tín hiệu để hệ thống máy tính nhận định mức độ phù hợp.

Tuy hệ thống có thể phân tích tín hiệu và đánh giá mức độ liên quan nhưng chúng không thể phân tích những khái niệm chủ quan như khuynh hướng chính trị hoặc quan điểm về những vấn đề thường gây ý kiến trái chiều.

Bước 3: Xếp hạng các trang phù hợp nhất với truy vấn

Các thuật toán tìm kiếm cũng sẽ ưu ái hơn với những thông tin đến từ nguồn đáng tin cậy chứ không chỉ gói gọn trong việc kết hợp từ khóa truy vấn với các tài liệu có liên quan. Nhờ cách này, những thông tin có tính chuyên môn cao, tập hợp những nội dung về một chủ đề nhất định cũng sẽ được xếp hạng phù hợp.

Đồng thời, một số thuật toán chống spam cũng giúp Google dễ dàng chấm điểm chất lượng cho một trang và chắc chắn rằng những nội dung cố tình được đẩy lên top bằng cách gian lận sẽ không được tăng thứ hạng.

Hệ thống thông tin trên internet luôn thay đổi đòi hỏi Google phải liên tục đo lường cũng như đánh giá chất lượng toàn bộ để các thông tin mà người dùng tiếp cận được phải thật sự hữu ích. Những gì xuất hiện trên bảng kết quả tìm kiếm sẽ phù hợp nhất với những gì mà bạn truy vấn, từ đó giúp quá trình tra cứu thông tin trở nên dễ dàng hơn.

Xem thêm: Yếu tố xếp hạng của Google quan trọng nhất

Bước 4: Trả kết quả phù hợp

Cuối cùng, một kết quả phù hợp nhất sẽ được Google đưa đến cho bạn. Kết quả phù hợp nhất phải là những kết quả đáp ứng nhu cầu tìm kiếm một cách tốt nhất. Từ tất cả những gì đã được phân tích ở 3 bước trên, cách Google Search hoạt động luôn dựa vào việc phân tích và so sánh.

Google cũng có hơn 200 tiêu chí dùng để đánh giá dành cho một trang web để nhận định xem người dùng đang muốn truy vấn đến thông tin nào. Sau khi kết quả được tìm thấy sẽ được trích xuất dưới dạng bảng kết quả tìm kiếm như bạn vẫn thường thấy khi thực hiện gõ cụm từ bất kỳ vào thanh công cụ.

Nhìn chung, những kết quả tìm kiếm đều được hiển thị một cách tự nhiên và dựa vào các thuật toán của Google chứ không chịu tác động của con người.

Cách Google xem xét bối cảnh tìm kiếm

cách google xem xét bối cảnh tìm kiếm

Vị trí

Những thông tin như vị trí hiện tại của bạn, lịch sử tìm kiếm và cả cách thiết lập tìm kiếm trên Google đều là căn cứ để công cụ này điều chỉnh hiển thị kết quả. Và tất nhiên, những kết quả bạn nhận được sẽ phù hợp nhất tại thời điểm đó.

Google xem xét vị trí của bạn để mang đến những kết quả liên quan đến khu vực đó. Hoạt động tìm kiếm gần đây cũng là một phân loại để Google mang đến những kết quả có mức độ liên quan nhất đến ý định truy vấn thực sự của bạn.

Cá nhân hóa dựa trên thói quen tìm kiếm

Cách Google Search hoạt động dựa trên cá nhân hóa thói quen tìm kiếm đã đem lại rất nhiều lợi ích cho người dùng. Theo đó, kết quả tìm kiếm trên web luôn được điều chỉnh theo sở thích của một cá nhân bằng cách kết hợp những thông tin của cá nhân đó mà Google đã thu thập được với những truy vấn mà họ đã thực hiện trước đây.

Trong đó, có hai cách để cá nhân hóa chính là sửa đổi truy vấn của người dùng hoặc xếp hạng lại các kết quả tìm kiếm. Với cách xếp hạng lại, kết quả hiển thị với mỗi cá nhân đều không giống nhau. Nguyên nhân việc hiển thị kết quả như trên là do Google dựa vào sở thích, đặc điểm nhân khẩu học của họ để so sánh và đưa ra kết quả phù hợp.

Không chỉ vậy, nếu người dùng truy cập thường xuyên vào một trang web nhất định thì thuật toán Google sẽ hỗ trợ và đưa trang web đó lên thứ hạng cao. Hoặc cũng có thể, cá nhân hóa sẽ dựa trên việc ghi nhận thời gian đăng nhập, lịch sử truy cập của người dùng. Kể cả khi bạn đã đăng xuất khỏi trình duyệt thì bản lưu giữ truy cập trong 180 ngày cũng giúp Google cá nhân hóa tìm kiếm.

Trên đây là tất cả những thông tin cơ bản bạn cần phải nắm về cách thức mà Google thu thập dữ liệu và trả kết quả tìm kiếm trước khi thực hiện bất cứ một truy vấn nào. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận phía dưới để TripleS được biết nhé!

Xem thêm nhiều bài viết về SEO tổng thể ← tại đây.

0 0 Chọn
Article Rating
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận