Sự ra đời và phát triển của các thuật toán giúp cho bạn có được trải nghiệm ngày một tốt hơn khi tìm kiếm thông tin. Hãy cùng xem yếu tố xếp hạng của Google có tầm quan trọng thế nào nhé!
Có bao nhiêu yếu tố xếp hạng của Google
Hiện nay, Google đang sử dụng hơn 200 yếu tố để đánh giá xếp hạng tìm kiếm. Tuy nhiên, bạn không cần thiết phải hiểu tường tận về tất cả bởi chúng khá là mất thời gian và chưa chắc bạn đã có thể tối ưu website theo đủ chừng ấy tiêu chuẩn.
Thay vào đó, bạn chỉ cần tập trung vào một vài yếu tố quan trọng có tác động lớn nhất đến thứ hạng website. Khi tối ưu được những yếu tố quan trọng đó, bạn có cơ hội đưa website lên vị trí cao hơn trong trang kết quả tìm kiếm.
Tại sao cần phải có các yếu tố như vậy?
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm luôn đòi hỏi sự thay đổi bởi vì các thuận toán luôn được cập nhật liên tục. Cần phải có các yếu tố xếp hạng để bạn có thể biết được website của mình đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm của người dùng ra sao và cung cấp cho họ bao nhiêu thông tin hữu ích.
Cần phải có những tiêu chuẩn nhất định để đánh giá website. Chính vì vậy mà quy chuẩn chung được đưa ra sẽ giúp cho SEOer có được định hướng phát triển website một cách đúng đắn nhất.
⇒ Xem ngay: Dịch vụ SEO tổng thể TripleS
9 yếu tố xếp hạng của Google có trọng số lớn nhất
Một danh sách gồm hơn 200 yếu tố sẽ là quá dài. Để đạt được hiệu quả tốt trong việc tối ưu website thì bạn chỉ nên quan tâm vào những yếu tố thật sự cần thiết. Trong số đó, 9 yếu tố then chốt bao gồm:
Xác định chủ đề và nội dung chất lượng
Chủ đề của một bài viết là điểm đầu tiên cần tối ưu trong số các yếu tố xếp hạng. Sự hấp dẫn ngay từ câu chủ đề sẽ giúp người đọc hứng thú với bài viết của bạn hơn. Nội dung trên trang web, bao gồm cả mật độ từ khóa lẫn mức độ liên quan giữa các bài viết cũng phải thật chặt chẽ.
Bạn có thể tối ưu mọi thành phần trang web một cách hoàn hảo nhưng nội dung không đủ tốt cũng sẽ phá bỏ mọi công sức đã đầu tư. Và như vậy, nội dung cũng sẽ không được đánh giá cao khi xếp hạng.
Thêm nữa, nội dung càng mới và hấp dẫn sẽ càng trở nên hữu ích. Ngược lại, những nội dung sao chép hoặc được xếp loại là nội dung rác thì sẽ không mang lại nhiều giá trị cho người đọc. Tóm lại, nội dung “chất” luôn được nhắc đến đầu tiên.
⇒ Xem thêm bài viết: Cách viết content thu hút qua 4 Bước dành cho các Marketers
Tiêu đề, thẻ meta, url và headings
Tiêu đề
Sau nội dung, tiêu đề SEO cũng khá là quan trọng giúp Bot có thể nắm được cơ bản nội dung xuất hiện trên website. Tiêu đề có chứa từ khóa sẽ giúp đẩy bài viết lên top nhanh hơn so với những tiêu đề không tạo được sự cuốn hút.
Thẻ meta
Thẻ meta description còn được gọi là thẻ mô tả ngắn. Thẻ này sẽ giúp người đọc nắm được cơ bản nội dung của bài viết cho nên cũng rất cần phải được tối ưu. Để xếp hạng cao thì ở phần này bạn phải tóm lược được nội dung của toàn bộ bài viết trong những dòng mô tả ngắn. Có thể để từ khóa chính ở đầu và thêm các từ khóa phụ để tăng hiệu quả.
URL
Từ khóa xuất hiện trong URL cũng là một yếu tố xếp hạng quan trọng. Lưu ý, từ khóa chỉ nên xuất hiện một lần và đường dẫn cũng không nên có số ký tự vượt quá 75.
Headings
Headings dùng để xác định xem phần nội dung nào là quan trọng nhất và chúng được kết nối với nhau thế nào. Nhờ vậy, công cụ tìm kiếm cũng dễ dàng xác định và hiểu được những gì bài viết truyền tải. Nó cũng là một cách giúp người đọc tìm thấy nội dung mà họ cần dễ dàng hơn.
⇒ Xem thêm bài viết: SEO onpage là gì? 12 yếu tố tối ưu SEO onpage quan trọng 2022
Tính chuyên môn của nội dung
Ngoài chất lượng, Google còn nhắc đến yếu tố tính chuyên sâu của nội dung. Điều này có nghĩa là, bài viết phải đủ thông tin chi tiết và bao trùm một chủ đề rộng. Nó phải cung cấp cho người đọc những giá trị thực sự sâu sắc. Để tạo được nội dung có tính chuyên môn cao thì cần phải có sự kết hợp giữa hình ảnh hoặc ví dụ trực quan, dễ hiểu.
Tương tác của người dùng
Hành vi của người dùng ngày một chi phối cách website cung cấp nội dung. Những yếu tố được dùng để xem xét hành vi ở đây có thể là tỷ lệ nhấp (CTR), thời gian ở lại trên trang web hoặc thậm chí là tỷ lệ thoát trang. Mức độ tương tác của người dùng cũng là cách để xác định nội dung bài viết, giao diện của trang web có thực sự hấp dẫn hay không.
Nói tóm lại, để xếp hạng Google thì cũng cần phải nâng cao mức độ tương tác của người dùng. Những nội dung cung cấp được trải nghiệm tích cực luôn được đánh giá xếp hạng cao hơn hẳn. Vì thế, bạn nên tham khảo xây dựng cấu trúc website dựa trên lợi ích người dùng nhận được và liên tục tối ưu hóa chúng.
Backlink
Một chiến lược SEO tốt không thể nào bỏ qua lợi ích mà Backlink mang lại. Lượng người dùng truy cập từ Backlink cũng mang đến cho website một số lợi ích nhất định. Nhất là với những liên kết chất lượng, chúng sẽ thu hút được ngày một nhiều khách hàng tiềm năng truy cập website. Điều đó đồng nghĩa với việc, khả năng website được xếp hạng cao được tăng lên.
Thân thiện di động
Yếu tố xếp hạng của Google khác mà chúng tôi muốn giới thiệu đó là mức độ thân thiện với thiết bị di động. Đây cũng là yếu tố góp phần đưa trang web lên vị trí cao hơn trên trang tìm kiếm bên cạnh nội dung bài viết hay backlink
Thiết bị di động đang dần trở thành công cụ hữu ích để con người truy cập internet mọi lúc mọi nơi. Điều này cũng tác động không nhỏ đến các thuật toán của Google. Lúc này, các thuật toán cũng sẽ cập nhật và thay đổi thứ hạng cho những trang web có thể dễ dàng truy cập từ di động. Bên cạnh đó, thiết kế web cũng phải tương thích với mọi thiết bị cũng như được tối ưu thường xuyên.
Tốc độ tải trang
Bên cạnh thân thiện với di động, tốc độ tải trang cũng là một phần được đề cập nhiều trong số các yếu tố xếp hạng. Bắt đầu từ thời điểm các công cụ tìm kiếm mở rộng thêm yếu tố xếp hạng dành cho các truy vấn trên thiết bị di động thì tốc độ tải lại càng phải được tối ưu nhiều hơn.
Theo đó, Google đã khuyến nghị tổng dung lượng của một trang trên website hiển thị ở chế độ di động chỉ nên ở mức dưới 500KB. Đồng thời thời gian hiển thị đầu tiên nên là 1,3 giây.
Bảo mật SSL
SSL là một chứng chỉ bảo mật thông tin giúp trang web an toàn hơn. Nhờ đó mà những thông tin được trao đổi giữa người dùng và web sẽ được bảo mật hoàn toàn. SSL cũng là một phần không thể thiếu để trang web khẳng định uy tín và là một yếu tố xếp hạng hàng đầu mà bạn cần phải nhớ.
Một trang web có sử dụng SSL sẽ hiển thị dòng chữ HTTPS màu xanh lá cây phía trước tên miền cộng thêm biểu tượng một chiếc ổ khóa màu xanh lá có từ Secure.
Schema
Schema Markup là hình thức tạo ngữ cảnh hỗ trợ công cụ tìm kiếm hiểu rõ về các thông tin của website bao gồm: địa chỉ, số điện thoại, đánh giá,… Dựa vào đó, Google có nhiều căn cứ hơn để xếp hạng cho trang web của bạn. Riêng việc triển khai mã bản đồ trên toàn web bằng Local Business sẽ giúp Google biết doanh nghiệp của bạn đang ở đâu thông qua việc triển khai Schema.
Kết luận
Như TripleS đã đề cập ở phần đầu tiên của bài viết, có tới hơn 200 yếu tố để một trang web được xếp hạng. Trong đó, mỗi yếu tố lại mang đến một lợi ích cụ thể. Hãy chắc chắn rằng bạn đã hiểu đầy đủ về những yếu tố xếp hạng của Google trên đây để xây dựng và tối ưu website một cách chuyên nghiệp nhất.
⇒ Xem thêm nhiều bài viết về SEO tổng thể ← tại đây.