Cấu trúc Silo là gì? Bạn đã nghe đến khái niệm này bao giờ chưa? Khái niệm này không được thường xuyên nhắc nhiều trong SEO. Thế nhưng, nếu biết rõ về nó sẽ giúp ích cho quá trình SEO của bạn một cách nhanh chóng. Cùng TripleS tìm hiểu sâu hơn về Silo nhé!
Cấu trúc Silo là gì?
Silo trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là hầm để chứa hạt, được người nông dân sử dụng để chứa các loại nông sản. Họ phân loại các loại giống khác nhau để bảo quản chúng không bị hư hại bởi các tác động bên ngoài. Đối với website, cấu trúc Silo chứa đựng các dữ liệu nội dung của trang. Silo giúp trang web chia thành các thư mục riêng biệt. Mỗi thư mục lại chứa những thư mục, bài viết con có nội dung liên quan.
Nói rõ hơn, Silo có nghĩa là bạn nhóm các trang web có liên quan lại với nhau để thiết lập các chủ đề dựa trên từ khóa của trang. Khi trang web xây dựng Silo có hệ thống, công cụ tìm kiếm có thể dễ dàng hiểu được những nội dung chính mà trang đang hướng tới. Thay vì một trang web có tổ chức lộn xộn về nội dung sẽ không được đánh giá cao.
Silo chia làm 2 loại: Silo vật lý và Silo ảo:
- Silo vật lý được hình thành dựa trên cấu trúc thư mục web. Dựa trên địa chỉ URL mà công cụ tìm kiếm xác định được những thông tin về trang. Các chủ đề liên quan phải được lưu trên cùng một thư mục riêng.
- Silo ảo được xây dựng dựa trên liên kết nội bộ. Các trang liên quan với nhau sẽ được kết nối. Các liên kết có cùng chủ đề với nhau hiển thị cho công cụ tìm kiếm biết rõ hơn mối quan hệ các trang và cấu trúc của trang.
Xem thêm: SEO onpage là gì? 12 yếu tố tối ưu SEO onpage quan trọng 2022
Lợi ích tuyệt vời mà Silo mang lại
Cấu trúc Silo không chỉ giúp ích cho người dùng khi vào trang web mà còn hỗ trợ cho SEO một cách hiệu quả.
Trải nghiệm người dùng
Silo góp ích cho quá trình SEO bởi vì mang lại nhiều thuận lợi cho người tìm kiếm. Chính vì vậy, các trang web xây dựng Silo sẽ có chung mục đích của Google là mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng.
- Khách hàng dễ dàng tìm kiếm thứ họ cần
Khi website của bạn có các danh mục rõ ràng, người dùng khi lướt trên điện thoại sẽ dễ dàng thực hiện các thao tác. Họ có thể nhanh chóng tìm kiếm những thư mục để đến với thông tin mong muốn biết đến. Thay vì mất nhiều thời gian để tìm kiếm xem chúng ở đâu. Vì được phân chia các cấp bậc rõ ràng trong Silo mà những nội dung trong các thư mục con đều liên quan với nhau.
- Tăng time on site
Bởi vì người dùng hiểu rõ được nội dung mà website bạn cung cấp nên khi đọc bất kỳ thông tin nào họ cũng có thể chuyển hướng đến những thông tin tương tự. Điều này giúp giữ chân người dùng trên website nhiều hơn khi họ thao tác dễ dàng, tránh tỷ lệ thoát trang.
Hỗ trợ tốt cho SEO
Cấu trúc Silo hoàn chỉnh có thể giúp quá trình SEO nhanh chóng hơn bởi vì Google đánh giá website dựa trên những nội dung liên quan đến từ khóa. Khi đã hiểu rõ website của bạn, thấy sự liên quan với nhau cũng đồng nghĩa với việc trang web trở nên uy tín hơn.
- Tăng sự liên quan các cụm chủ đề
Do Google bắt đầu thay đổi thuật toán, ưu tiên nội dung content có liên quan đến nhau. Thế nên, các SEOer cũng bắt đầu xây dựng chủ đề trụ cột và các chủ đề phụ cho website để được đánh giá cao hơn. Nếu như khi xưa, công cụ tìm kiếm chỉ hiểu đơn giản những câu hỏi của người dùng thông qua từ khóa thì ngày nay nó đã tinh vi hơn để mang đến cho người dùng những kết quả chính xác và nhanh chóng.
Khi các cụm chủ đề có sự liên quan chặt chẽ với nhau sẽ dễ dàng cho Google xem xét website. Thay vì mất nhiều thời gian để hiểu rõ trang, đồng nghĩa với quá trình lên thứ hạng của từ khóa lâu hơn thì nay nó dễ dàng hiểu nội dung bạn cung cấp và từ khóa lên top nhanh hơn.
- Tối ưu truy cập trang đích
Khi Silo liên kết các trang với nhau, công cụ tìm kiếm lập chỉ mục dựa trên nội dung của website. Đồng nghĩa với việc bạn nói với Google rằng trang của bạn có thẩm quyền về chủ đề đó, trang đích cũng tăng sự uy tín hơn. Từ đó, tối ưu chuyển đổi truy cập và tăng khả năng tiếp cận khách hàng, thúc đẩy hành vi mua hàng của họ.
- Tăng sự hiển thị cho các truy vấn đồng nghĩa liên quan
Silo kết nối những chủ đề, từ khóa có liên quan với nhau tạo thành mắt xích chặt chẽ. Khi hệ thống kết nối với nhau thì truy vấn này hiệu quả cũng đồng nghĩa với việc các truy vấn khác được tăng khả năng hiển thị.
Hỗ trợ lên kế hoạch content tốt hơn
Khi có chủ đề chính dựa trên từ khóa, việc tạo nên Silo sẽ giúp bạn điều hướng nội dung cho website lâu dài tốt hơn. Bạn chỉ cần sử dụng những chủ đề có liên quan và phát triển, chia nhỏ chúng thành những nội dung mới.
Thay vì phải lên kế hoạch nội dung lại từ đầu thì bạn đã có sẵn bố cục nội dung để triển khai. Website có hướng đi đúng với chủ đề chính và tiết kiệm được nhiều thời gian.
Xem ngay: Dịch vụ SEO tổng thể TripleS
Sự phân tầng trong cấu trúc Silo
Khác với cấu trúc phẳng thông thường của website, cấu trúc Silo được chia thành nhiều tầng khác nhau. Các Silo chính sẽ làm gốc, từ đó triển khai thêm các thư mục con. Sự phân tầng này như sơ đồ hình tháp từ bậc cao xuống bậc thấp. Khi phân tầng trang web rõ ràng người dùng sẽ đánh giá website của bạn chuyên nghiệp hơn so với website đối thủ.
Để các tầng Silo được phân chia một cách chính xác thì bạn nên tìm chủ đề chính trước thuộc lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh. Kế đến, hãy chọn chiến lược Silo phù hợp và bắt đầu lập cấu trúc phân tầng. Tất nhiên, chúng ta không quan trọng bao nhiêu tầng thư mục nhưng thông thường trang web sẽ không để quá nhiều tầng gây rối mắt.
Ví dụ về cấu trúc Silo
Nếu nói lý thuyết có thể bạn vẫn chưa hiểu cấu trúc Silo là gì. Hãy xem những ví dụ dưới đây để hiểu hơn về nó nhé.
Cấp 1 – Các trang chính
Cấu trúc Silo được chia thành 2 loại: Silo vật lý và Silo ảo như đề cập ở trên. Bạn có thể chọn loại Silo thích hợp với trang web của mình. Silo cấp 1 là các trang chủ đề thể hiện loại hình dịch vụ bạn đang kinh doanh. Ví dụ như trên Thegioididong.com kinh doanh chủ yếu lĩnh vực “Công nghệ”, trong đó có các danh mục như “Điện thoại”, “Laptop”, “Phụ kiện”, “Đồng hồ thông minh, “Tablet”… Khi nhìn vào website với các danh mục này chúng ta có thể biết rõ thương hiệu kinh doanh mặt hàng nào. Đây chính là silo cấp 1.
Cấp 2: Các trang hỗ trợ
Các trang hỗ trợ sẽ giúp bạn tìm thấy được sản phẩm/dịch vụ nhanh hơn. Một ví dụ khác cũng về Thegioididong.com. Trong danh mục “Phụ kiện” được chia ra làm các phân mục con khác rõ ràng hơn như “Phụ kiện di động”, “Phụ kiện Laptop”, “Thương hiệu hàng đầu”. Việc phân chia như vậy sẽ giúp cho khách hàng chọn đúng được sản phẩm/thương hiệu họ đang tìm kiếm thay vì phải xem hết tất cả các trang. Đây được gọi là các trang hỗ trợ, giúp điều hướng chính xác kết quả tìm kiếm.
Cấp 3: Các trang mở rộng
Trang mở rộng là các trang nhỏ có thông tin chi tiết hơn về sản phẩm/dịch vụ mà khách hàng đang tìm kiếm. Cũng ví dụ trên, chúng ta có thể thấy trong từng danh mục như “Điện thoại” hoặc “Laptop” mỗi thương hiệu sẽ hiển thị nhiều dòng điện thoại khác nhau. Khi bấm vào mỗi sản phẩm đều có thông tin cụ thể mô tả rõ ràng và chi tiết bao gồm giá cả, tính năng… để bạn biết rõ về sản phẩm.
Sơ đồ mẫu của 1 cấu trúc Silo
Một cấu trúc Silo được phân chia theo từng cấp bậc từ chính đến phụ. Một số ví dụ dưới đây sẽ giúp bạn biết rõ hơn.
Ví dụ về trang bán hàng
Đối với trang bán hàng, các danh mục Silo sẽ được chia cơ bản theo dòng sản phẩm/dịch vụ. Ví dụ dưới đây là một cửa hàng chuyên kinh doanh thời trang, trang sức, phụ kiện. Các danh mục chính bao gồm Tops (Áo), Bottoms (Quần), Accessories (Phụ kiện). Trong đó, những mục lớn được chia nhỏ thành những sản phẩm cùng loại và chia nhỏ chúng ra thành kiểu dáng khác nhau.
Ví dụ về trang blog
Đối với trang blog mang hướng chia sẻ thông tin thì các tầng Silo sẽ chia nhỏ thành những bài viết. Một ví dụ dưới đây về một trang chuyên về giảm cân, giữ dáng. Các Silo chính bao gồm “Fat loss”, “Muscle building”, “Nutrtion” và chia nhỏ trong đó là những bài viết cụ thể.
Hy vọng bài viết chia sẻ trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn cấu trúc Silo là gì. Sử dụng Silo là cách để thương hiệu của bạn có thể đi được lâu dài trên con đường SEO cũng như xây dựng lòng tin với khách hàng. Chúc bạn thành công!
Xem thêm nhiều bài viết về SEO tổng thể ← tại đây