Google Ads là gì? Bắt đầu với nó ra sao? Tại sao quảng cáo Google lại cần thiết với doanh nghiệp của bạn? Để giải đáp những thắc mắc trên, hãy cùng TripleS điểm qua một vài kiến thức cơ bản dưới đây nhé!
Google Ads là gì?
Google Ads là trình quảng cáo trực tuyến được tạo ra bởi Google giúp bạn tiếp cận đến những người quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp. Với nền tảng quảng cáo trả phí này, các cá nhân và doanh nghiệp có thể mua quảng cáo để hiển thị những gì họ muốn theo đúng quy định của Google.
Vậy Google Ads là gì? Mục tiêu chính của Google Ads là để người xem nhấp vào quảng cáo, hoặc cũng có thể là truy cập vào trang web, ứng dụng của bạn. Nhờ đó, khách hàng có thể để lại thêm thông tin tư vấn, hoặc thực hiện các chuyển đổi mua hàng.
Xem thêm: cách tạo tài khoản Google Ads
Cách Google Ads hoạt động
Sau khi đã hiểu sơ bộ Google Ads là gì, hãy đọc phần tiếp theo để biết chạy quảng cáo Google Ads là gì. Nguyên tắc đầu tiên phải kể đến đó là đấu thầu thông qua từ khóa. Dựa vào từ khóa cũng như giá thầu nhà quảng cáo đặt cho từ khóa, người đấu thầu thành công sẽ giúp kết quả tìm kiếm từ khóa của họ được nằm ở trang đầu của Google.
Đấu giá Google Ads là gì? Mỗi phiên đấu giá được bắt đầu khi có một người thực hiện truy vấn trên trang tìm kiếm của Google. Trong trường hợp từ khóa khớp với truy vấn tìm kiếm, lúc này cần xem xét thêm về giá thầu và chất lượng quảng cáo để chọn ra quảng cáo nào sẽ hiển thị tại vị trí đầu.
Trước khi thực hiện bất kỳ quảng cáo nào, bạn cần có một tài khoản Google Ads đầy đủ thông tin. Sau khi đã hoàn tất, bạn sẽ phải tiến hành thiết lập chiến dịch cũng như thời gian, địa điểm và các thông số khác mà quảng cáo yêu cầu. Mỗi tài khoản có thể phân chia quảng cáo thành nhiều chiến dịch để dễ dàng quản lý.
Các loại chiến dịch quảng cáo của Google Ads
Thời đại công nghệ số phát triển, nhu cầu trả tiền cho các loại quảng cáo cũng gia tăng tỷ lệ thuận với sự tăng trưởng của xã hội. Chính vì vậy, Google cũng đưa ra nhiều hình thức quảng cáo phù hợp với từng nhu cầu cụ thể. Trong đó được chia thành 5 loại như bên dưới:
Quảng cáo tìm kiếm
Quảng cáo tìm kiếm hay còn gọi là Google Search, là một dạng quảng cáo được cung cấp trên công cụ tìm kiếm. Sau một hành động gõ truy vấn tìm kiếm của người dùng, những kết quả sẽ được hiển thị thành từng trang dưới dạng quảng cáo hiển thị đúng hoặc gần đúng với những gì bạn tìm kiếm.
Loại quảng cáo này thường sử dụng để thúc đẩy hành vi người tiêu dùng như xem địa chỉ, liên hệ với doanh nghiệp qua số điện thoại. Quảng cáo tìm kiếm thường được hiển thị tại 4 vị trí đầu tiên và 3 vị trí cuối cùng trên 1 trang Google. Và khi bạn nhấp chuyển sang các trang sau, kết quả quảng cáo vẫn được hiển thị ở vị trí cũ, tuy nhiên cũng có thể ít hơn tùy vào độ cạnh tranh của từ khóa.
Quảng cáo mua sắm
Google Shopping là một xu hướng mới phù hợp với những doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến. Với loại hình quảng cáo này, khách hàng sẽ thấy đầy đủ thông tin về sản phẩm, giá cả cũng như thông tin về doanh nghiệp của bạn.
Ưu điểm đầu tiên phải kể đến của quảng cáo mua sắm đó là giúp tăng lượng người truy cập trang web hoặc cửa hàng địa phương, từ đó làm chất lượng khách hàng tiềm năng càng được nâng cao. Google Ads là gì? Google Shopping là gì? Hẳn là bạn đã có câu trả lời cho vấn đề này rồi.
Thêm vào đó, thay vì quảng cáo từ khóa, hình thức này sử dụng những thuộc tính về sản phẩm đã được bạn thiết lập trong Merchant Center để hiện lên những tìm kiếm phù hợp. Và trong trường hợp này, Google sẽ chỉ tính phí khi có người thực hiện hành động cụ thể với quảng cáo của bạn.
Trong đó, Google sẽ tính phí cho trường hợp người xem nhấp vào quảng cáo có đường dẫn trực tiếp đến trang đích của website. Khi người dùng nhấp vào quảng cáo, họ sẽ được dẫn đến trang đích đã được Google lưu trữ. Quảng cáo mua sắm của doanh nghiệp có thể hiển thị ở nhiều vị trí khác nhau như:
- Google mua sắm (đối với một số quốc gia cụ thể được chọn)
- Google tìm kiếm (trường hợp này sẽ hiển thị tách biệt với những loại quảng cáo bằng văn bản và nằm bên cạnh các kết quả tìm kiếm)
- Trang web của Đối tác tìm kiếm, bao gồm cả Youtube cũng như Tìm kiếm hình ảnh tại một số quốc gia tùy theo quảng cáo mà bạn thiết lập.
- Mạng hiển thị Google dành cho những loại quảng cáo danh mục sản phẩm địa phương.
Quảng cáo hiển thị
Trong bài viết tìm hiểu Google Ads là gì, bạn không thể bỏ qua Quảng cáo hiển thị (Google Display Network). Quảng cáo này được xây dựng giúp bạn nhắm đúng đối tượng mục tiêu. Ngoài ra, quảng cáo hiển thị giúp bạn đem những thông điệp về sản phẩm và dịch vụ tới đúng khách hàng tiềm năng vào những thời điểm thích hợp nhất.
Không những vậy, một số điều cần lưu ý khi tìm hiểu Google Ads là gì, cách thức hoạt động của Quảng cáo hiển thị đó chính là làm cách nào để tối ưu và gia tăng độ nhận diện cho doanh nghiệp của bạn. Google Display Network còn có ưu thế rất lớn trong việc Retargeting (bám đuôi khách hàng) bằng việc hiển thị Banner quảng cáo.
Quảng cáo video
Như các bạn đã biết, Youtube là nền tảng chia sẻ video lớn nhất hiện nay, là miếng đất màu mỡ cho việc quảng cáo video. Và Youtube cũng là một sản phẩm được tạo ra bởi Google, chính vì vậy khai thác quảng cáo trên kênh này là điều hoàn toàn hợp lý.
Để trả lời câu hỏi Google Ads là gì trong trường hợp này, bạn cần biết Google Display Network cũng được hiển thị trên Youtube nhưng Video Ads lại là hình thức được ưa chuộng hơn. Đặc biệt, khi quảng cáo xuất hiện trong video đang được phát thì bạn cũng có thể chọn nút skip để bỏ qua nó. Nhưng đối với những video từ 6 giây trở xuống thì bắt buộc phải xem hết.
Việc truyền tải quảng cáo bằng video rất là hữu hiệu, vì vậy mà Google rất thích tận dụng Youtube để doanh nghiệp của bạn quảng cáo. Nhất là trong thời điểm hiện nay, khi mà Video Ads ngày một thịnh hành, trở thành xu thế chung của các doanh nghiệp lớn và vừa
Quảng cáo ứng dụng
Một loại hình nữa được chia sẻ trong bài viết tìm hiểu Google Ads là gì, chính là Google App Install. Chiến dịch này là mục tiêu chính của những doanh nghiệp đang muốn quảng bá rộng rãi ứng dụng của mình đến mọi người.
Bằng hình thức này, việc quảng cáo app trên nền tảng Google rất đơn giản. Việc bạn cần làm là cung cấp thông tin về giá cả, tính năng, giá thầu để Google thực hiện tối ưu hóa mọi thứ dùng cho quảng cáo. Nhờ vậy, người xem có thể dễ dàng tiếp cận với Quảng cáo ứng dụng hơn.
Thêm vào đó, cách này cho phép người dùng cài đặt ứng dụng trực tiếp ngay trên quảng cáo. Tương tự như những loại quảng cáo khác, Google cũng giúp bạn tối ưu trước khi hiển thị với người dùng để bất cứ khách hàng tiềm năng nào cũng có thể tiếp cận được.
Chi phí quảng cáo của Google Ads
Để biết rõ chi tiết hơn về Google Ads là gì, chi phí dành cho quảng cáo là bao nhiêu thì ở phần này, bạn phải phân biệt được 3 hình thức trả phí khác nhau bao gồm:
Chi phí theo click chuột (CPC – Cost per Click)
Trong hình thức trả tiền theo click chuột, với quảng cáo có chứa từ khóa bạn đã chọn, khi nó được hiển thị và khách hàng nhấp chuột vào để xem thêm thì chi phí sẽ được tính dựa trên mỗi lần nhấp.
Chi phí theo số lần hiển thị (CPM – Cost Per Mille / Cost Per Thousand)
Tên gọi này để chỉ chi phí trung bình trên mỗi một 1000 lần hiển thị quảng cáo. Chi phí thấp nhất tại Việt Nam tính đến hiện tại là 4000VNĐ/1000 lần hiển thị. Mỗi loại mục tiêu chiến dịch, mức CPM sẽ khác nhau.
Chi phí khi có chuyển đổi (CPA – Cost Per Action)
CPA còn gọi là chi phí tính dựa trên một lần thực hiện hành động. Lấy ví dụ, khi khách hàng truy cập website của bạn và thực hiện thao tác đặt hàng chẳng hạn, lúc này bạn sẽ phải trả tiền cho Google. Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng cách trả trước với chi phí tối thiểu là 160.000VNĐ, cũng có thể chạy quảng cáo trả sau sẽ được kết toán theo quy định.
Đồng thời, Google Ads cũng chia ra 2 cách tính phí quảng cáo đó là:
- Tự động đấu giá CPC: Google sẽ phân tích và đưa ra mức giá được cho là tối ưu nhất cho quảng cáo của bạn.
- Tự đấu giá CPC: Bạn có toàn quyền quyết định với mức ngân sách cho mỗi lần nhấp chuột, nhưng giá thầu phải trên mức tối thiểu.
Điều kiện để đấu giá đó là từ khóa mà người dùng đang tìm kiếm phải tương tự với từ khóa bạn thiết lập cho quảng cáo. Khi người dùng nhập tìm kiếm lần đầu tại Google, đấu giá sẽ được bắt đầu. Đấu giá nhằm xác định vị trí mà quảng cáo sẽ xuất hiện, dựa trên điểm chất lượng và giá thầu tối đa.
Cách nghiên cứu từ khoá trước khi chạy quảng cáo Google Ads
Nghiên cứu từ khóa trước khi chạy quảng cáo Google Ads là gì? Xác định đúng từ khóa giúp bạn tiếp cận đúng đối tượng, giảm chi phí cũng như những rủi ro không mong muốn. Đồng thời, nó giúp bạn hiểu rõ hơn nhu cầu và điều khách hàng đang quan tâm. Từ đó tăng lợi thế cạnh tranh cho các chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp.
Từ khóa được chia ra làm 3 dàng chủ đề chính bao gồm: từ khóa sản phẩm, từ khóa thương hiệu và từ khóa về đặc tính sản phẩm. Trong đó, từ khóa thương hiệu có thể là của bạn hoặc đối thủ, từ khóa đặc tính sản phẩm – dịch vụ bao gồm: giá, thuộc tính, địa điểm, hành động.
Nghiên cứu từ khóa Google Ads là gì, bạn có thể sử dụng công cụ Google Keyword Planner để hỗ trợ thêm. Nhờ công cụ này, bạn có thể tìm được ý tưởng từ khóa, biết được giá thầu ước tính cho từng từ cụ thể, và cả mức độ cạnh tranh của nó. Ngoài ra, Google Keyword Planner còn cho phép bạn tìm kiếm ở rộng các từ khóa tiềm năng và lập kế hoạch chi phí tốt hơn.
- Bước 1: Đăng nhập tài khoản Google Ads
- Bước 2: Chọn “Công cụ” sau đó chọn tiếp mục “Công cụ lập kế hoạch từ khóa”.
- Bước 3: Lựa chọn tính năng bạn muốn và khám phá.
Tại bước này, bạn sẽ có 2 sự lựa chọn là “Khám phá các từ khóa mới” hoặc “Nhận thông tin dự đoán và lượng tìm kiếm”.
Khám phá từ khóa là tính năng tìm kiếm các từ khóa gần nghĩa hoặc có liên quan tới từ khóa chính của bạn. Còn với nhận thông tin dự đoán và lượng tìm kiếm, chức năng này giúp bạn ước tính được các con số về chi phí cho lượt nhấp trung bình, số lượt nhập, chi phí của toàn bộ chiến dịch,…
Sau bước nghiên cứu từ khóa, bạn sẽ phải tiến hành phân bổ những từ này vào chiến dịch quảng cáo của bạn. Cách phân bổ từ khóa Google Ads là gì? Đầu tiên bạn phải chia từ khóa thành các nhóm riêng đảm bảo 3 quy tắc:
- Mọi từ khóa trong 1 nhóm phải cùng nói về 1 nhu cầu cụ thể của duy nhất 1 sản phẩm hoặc dịch vụ.
- Những từ khóa đồng nghĩa phải cùng nằm trong 1 nhóm quảng cáo.
- Tất cả từ khóa nằm trong nhóm quảng cáo phải có trên mẫu quảng cáo.
Những từ khóa khác không liên quan mà bạn tìm thấy thì phải được liệt kê đầy đủ trong danh sách từ khóa phủ định để loại bỏ những tìm kiếm làm lãng phí nguồn ngân sách dùng cho quảng cáo.
Quảng cáo Google Ads cơ bản
Cơ bản nhất trong cách quảng cáo Google Ads là gì? Người chạy quảng cáo đầu tiên phải nắm được những bước cơ bản bên dưới:
Đăng ký tài khoản
Truy cập vào link https://ads.google.com/ và chọn bắt đầu ngay sau đó đăng nhập bằng gmail của bạn. Nếu chưa có gmail thì hãy đăng ký ngay.
Tạo chiến dịch
Ở phần này, hãy tạo chiến dịch đầu tiên cho mình. Bạn cần thực hiện chọn ngân sách, đặt giá thầu và viết nội dung cho quảng cáo.
Xác định ngân sách
Với người mới bắt đầu, hãy chọn con số trung bình để thử chạy chiến dịch quảng cáo sau đó tăng dần ngân sách lên. Ngân sách cũng là một phần trong chi phí Marketing của doanh nghiệp nên bước này là vô cùng quan trọng.
Lựa chọn đối tượng mục tiêu
Mỗi sản phẩm sẽ có một đối tượng mục tiêu riêng. Việc chọn đúng đối tượng giúp cho các chiến dịch của bạn tối ưu được chi phí, gia tăng tỷ lệ chuyển đổi. Để đơn giản hóa, bạn cũng có thể truy cập vào “nhắm mục tiêu theo bán kính” để tiếp cận khách hàng tiềm năng trong một khoảng cách tùy chọn.
Chọn mạng lưới quảng cáo
Ở bước này, hãy thiết lập mạng lưới phù hợp với doanh nghiệp. Mạng lưới tìm kiếm giúp quảng cáo của bạn hiển thị lên SERP (bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm), còn mạng lưới hiển thị sẽ đưa quảng cáo xuất hiện ở bất kỳ một trang web nào cho phép hiển thị.
Lựa chọn từ khóa
Chọn từ khóa trong chạy quảng cáo Google Ads là gì? Đó là cách bạn tìm ra những cụm từ mà người dùng hay sử dụng để tra cứu thông tin họ cần trên thanh công cụ của Google. Bạn cần phải tìm từ 15 đến 20 từ khóa phục vụ cho quá trình quảng cáo của mình.
Nên nhớ, những từ khóa được tìm kiếm càng nhiều thì giá thầu càng cao. Vì thế, bạn có thể thay thế bằng những từ khóa liên quan với lượt tìm kiếm thấp hơn một chút để giảm thiểu chi phí cần cho quảng cáo.
Đặt giá thầu
Số tiền bạn phải trả cho mỗi lượt nhấn vào xem quảng cáo chính là tiền đặt giá thầu. Với những doanh nghiệp lần đầu chạy Google Ads, nên để Google tự đặt giá thầu cho quảng cáo. Khi đã có nhiều kinh nghiệm rồi thì hãy tự đặt giá thầu dựa trên những tính toán của công cụ Keyword Planner. Doanh nghiệp chi càng nhiều tiền, quảng cáo sẽ càng được ưu tiên hiển thị.
Viết quảng cáo
Đến bước này, bạn phải trau chuốt câu từ sao cho tự nhiên và cuốn hút ngay từ tiêu đề, CTA cũng phải rõ ràng, kích thích được người đọc. Khi đặt ra câu hỏi, cách chạy quảng cáo Google Ads là gì, bạn cũng sẽ được nhắc nhở rằng viết nội dung là một kỹ năng quan trọng thúc đẩy người dùng nhấp vào quảng cáo vào ghé thăm trang web của bạn nhiều hơn.
Tạo quảng cáo
Sau khi đã nhập nội dung quảng cáo, hãy nhấn nút “Save” để lưu lại và tiến hành bước cuối cùng. Ở bước tạo quảng cáo, bạn sẽ phải cung cấp thêm thông tin về doanh nghiệp cũng như phương thức thanh toán sẽ được sử dụng. Hoàn thành tất cả các bước trên, chiến dịch quảng cáo sẽ bắt đầu.
Quảng cáo Google Ads nâng cao
Khi đã tìm hiểu cơ bản cách chạy quảng cáo Google Ads là gì, bạn cần tìm hiểu sâu hơn để tối ưu hóa quy trình, giảm chi phí cho doanh nghiệp.
Trong quảng cáo Google, AdRank là một chỉ số đo lường vô cùng quan trọng, nó được hiểu đơn giản là xếp hạng quảng cáo của bạn. Cách tính chỉ số này như sau: AdRank = Điểm chất lượng x Giá thầu quảng cáo. Và để tăng AdRank, chúng ta có 2 cách tăng điểm chất lượng và tăng giá thầu của quảng cáo.
Điểm chất lượng là ước tính mức độ liên quan của quảng cáo, từ khóa và trang đích (landing page) với những người xem quảng cáo. Vì thế, muốn tăng điểm chất lượng thì chúng ta phải tạo được mẫu quảng cáo thu hút cũng cũng một trang đích chuẩn SEO. Để tối ưu trang đích, bạn cần phải tuân theo những lưu ý sau đây:
- Tiêu đề trang đích phải có từ khóa chạy quảng cáo.
- Trang đích phải có tốc độ tải nhanh.
- Mật độ từ khóa phải được phân bổ tự nhiên và chuẩn SEO.
- Nội dung khoảng 800 chữ là lý tưởng nhất để giữ chân người đọc.
Còn với việc tăng giá thầu thì sẽ làm chi phí bạn bỏ ra nhiều hơn nên nếu những ai muốn tăng điểm AdRank thì hãy cân nhắc thật kỹ nhé!
Khi tìm hiểu Google Ads là gì bạn cũng cần chú ý đến vấn đề chọn loại đối sánh từ khóa. Đối sánh từ khóa thông báo với Google biết khi người dùng bắt đầu nhập truy vấn tìm kiếm những từ khóa nào có thể kích hoạt và hạn chế kích hoạt với những truy vấn nào.
Cách theo dõi và đo lường
Hiệu quả của Google Ads là gì? Đó là điều mà ai cũng quan tâm khi chạy một chiến dịch quảng cáo. Vì vậy, dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn cách theo dõi và đo lường những hiệu quả đó.
Đo lường bằng Google Adwords
Bước 1: Thiết lập chuyển đổi và lấy mã chuyển đổi
Việc này được thực hiện ngay trong tài khoản Google Adwords của bạn. Vào mục “Công cụ”, sau đó chọn “Chuyển đổi”, tiếp tục chọn trang web và thông số phù hợp. Phần này sẽ được giới thiệu đến bạn chi tiết ở những bài viết sau.
Bước 2: Cài đặt mã chuyển đổi.
Google sẽ cung cấp một đoạn mã cho bạn, và bạn sẽ dùng nó để cài đặt vào trang cuối của quá trình chuyển đổi (có thể là trang xác nhận đơn hàng). Sau khi thiết lập. Bạn có thể xem được dữ liệu về chuyển đổi của chiến dịch, của nhóm quảng cáo và từng quảng cáo riêng lẻ, thậm chí là chuyển đổi của từ khóa.
Đo lường chuyển đổi thông qua công cụ Analytics:
Hoặc nếu muốn kiểm tra chi tiết hơn, bạn có thể sử dụng thêm công cụ Analytics. Cách sử dụng chi tiết gồm 3 bước bên dưới:
- Bước 1: Truy cập Google Analytics rồi chọn Tạo tài khoản và click Đăng ký.
- Bước 2: Điền đầy đủ thông tin về tên tài khoản và website bạn đang muốn theo dõi chuyển đổi.
- Bước 3: Sau khi điền thông tin, ID và mã theo dõi sẽ được gửi cho bạn.
Bạn có thể copy đoạn mã này và chèn trực tiếp phía sau thẻ body của website hoặc lưu đoạn ID theo dõi vào website. Bây giờ, bạn có thể theo dõi chi tiết chuyển đổi ngay được rồi.
Một số mẹo để chạy quảng cáo Google hiệu quả
Phần cuối trong bài viết này sẽ chỉ cho các bạn mẹo hiệu quả để chạy quảng cáo Google Ads là gì. Khi nắm rõ những mẹo này rồi, bạn có thể tạo nội dung thu hút hơn cho quảng cáo của doanh nghiệp.
Nghiên cứu và lựa chọn từ khóa
Trước khi tạo chiến dịch quảng cáo, bạn nên tìm và chọn ra từ 15 đến 20 từ khóa phù hợp nhất. Việc này khá là quan trọng bởi nó hỗ trợ đắc lực cho việc bạn có tiếp cận đúng đối tượng tiềm năng hay không. Khi từ khóa càng tối, điểm chất lượng của quảng cáo sẽ được nâng lên, đồng thời mức độ hiển thị cũng được tăng lên theo.
Tìm từ khóa có liên quan
Hãy nghiên cứu và tìm ra đâu là điều mà khách hàng muốn khi tìm kiếm một trang web, và đâu sẽ là từ khóa mà họ hay sử dụng để tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Bên cạnh việc nghiên cứu từ khóa, hãy vận dụng cả những kiến thức về sản phẩm để tạo lập thêm một danh sách những từ liên quan.
Bạn có thể sử dụng từ đồng nghĩa, viết hoa, viết thường, thay đổi từ sang số ít hoặc số nhiều. Một gợi ý nho nhỏ là có thể dùng những từ sai lỗi chính tả để thêm vào mục này.
Từ khóa phủ định
Ngoài những từ liên quan, từ khóa phủ định còn giúp bạn xây dựng được một quảng cáo nhắm đúng mục tiêu, loại trừ nhóm khách hàng không cần thiết. Không chỉ thế, thêm từ khóa phủ định còn giúp hạn chế chi phí cho những nhấp chuột đến từ khách hàng không tiềm năng. Để sử dụng từ khóa phủ định, bạn chỉ cần đặt dấu “-’ trước từ khóa đó trong phần thiết lập.
Từ ngữ miêu tả cảm xúc
Những từ ngữ kích thích cảm xúc cũng sẽ được cân nhắc sử dụng trong một số trường hợp. Việc sử dụng chúng sẽ tạo nên sự thu hút cũng như đồng cảm, khách hàng dễ dàng nhấn vào quảng cáo, nhờ đó mà tỷ lệ chuyển đổi cũng được cải thiện ít nhiều.
Nhiều hơn 1 mẫu quảng cáo cho mỗi nhóm
Để tìm ra đâu là nội dung phù hợp với khách hàng thì bạn nên tạo từ 3 đến 5 mẫu cho mỗi nhóm quảng cáo. Thay đổi mẫu quảng cáo liên tục để đo lường hiệu quả cũng như tìm ra mẫu tốt nhất.
Theo thống kê, nhóm nào có từ 3 mẫu quảng cáo trở lên thường sẽ nhận được số lượt nhấp chuột cao hơn 15% thông thường. Ngoài ra, việc tạo nhiều mẫu như vậy cũng sẽ tạo điều kiện để Google xoay vòng những quảng cáo này, nó có thể đem đến lợi ích chuyển đổi cao hơn so với việc chỉ sử dụng duy nhất 1 mẫu quảng cáo.
Xoay vòng quảng cáo
Khi giới thiệu mẹo Google Ads là gì, chúng tôi cũng muốn dành một phần trong bài viết này để nói tới việc tối ưu xoay vòng quảng cáo. Việc tạo ra trên 3 quảng cáo cho mỗi nhóm cho phép hệ thống hiển thị xoay vòng và phân bổ quảng cáo tối ưu cho từng trường hợp cụ thể.
Thông qua cách thiết lập nhóm quảng cáo, xoay vòng quảng cáo còn là cách Google giúp bạn tìm ra mẫu quảng cáo thích hợp đem lại lượng nhấp chuột hoặc chuyển đổi cao hơn trước.
Tiện ích quảng cáo
Sử dụng tiện ích thêm vào là một cách làm cho quảng cáo trở nên nổi bật, trong đó phải kể đến như: Số điện thoại, bản đồ, liên kết trong website,… Đối với những khách hàng đang có nhu cầu với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, các tiện ích này sẽ cung cấp thêm thông tin hữu ích cho việc đưa ra quyết định mua sắm của họ.
Trên đây chỉ là những kiến thức cơ bản xoay quanh Google Ads là gì mà TripleS muốn giới thiệu cho bạn. Kỹ thuật chạy quảng cáo Google Ads còn rất nhiều điều mà bạn cần phải khám phá. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, đừng ngại liên hệ với TripleS nhé!!!