Bạn là một người mới và đang tìm hiểu về cách tạo tài khoản Google Ads? TripleS sẽ giúp bạn rõ hơn các loại tài khoản quảng cáo phổ biến của Google, cũng như cách để thiết lập chiến dịch Ads đầu tiên để tránh các lỗi thường gặp khi mở tài khoản.
Vì sao cần tạo tài khoản Google Ads
Theo thống kê mới nhất, Google phải xử lý gần 4 tỷ lượt tìm kiếm mỗi ngày trên thế giới. Mảnh đất “màu mỡ” này được các nhà đầu tư chăm chút và cạnh tranh gắt gao để có khách hàng. Hiện nay có nhiều cách giúp doanh nghiệp dành được thị phần và Google Ads là một trong những phương pháp được sử dụng nhiều nhất.
Để có thể chạy được quảng cáo trên Google, bắt buộc bạn phải tạo tài khoản Ads. Thường được đăng ký dựa vào email. Khi có tài khoản, doanh nghiệp có thể quảng bá được thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ của mình thông qua hình thức trả phí như
- CPC (Viết tắt của Cost Per Click, tính phí dựa trên mỗi click nhấp chuột)
- CPM (Viết tắt của Cost Per 1000 impressions, hình thức tính phí dựa trên 1000 lượt hiển thị)
- CPA (Viết tắt của Cost Per Action, trả tiền khi khách hàng thực hiện hành động cụ thể trên trang).
Nếu sở hữu tài khoản Ads, doanh nghiệp có thể kiểm soát được số tiền bỏ ra cho mỗi chiến dịch quảng cáo. Bạn có thể chủ động đặt chi phí chi tiêu mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng tùy theo ngân sách hiện có. Google Ads giúp bạn tiếp cận được khách hàng nhanh hơn, do người dùng tìm kiếm trực tiếp trên công cụ tìm kiếm nên Google thống kê được dữ liệu và hành vi của họ. Từ đó, bạn có thể nhắm trúng chính xác đối tượng khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng.
Phân loại tài khoản Google Ads
Để biết cách tạo tài khoản Google Ads thì bạn cần nắm được 2 loại tài khoản cơ bản dưới đây.
Google Ads cá nhân
Đây là tài khoản dễ khởi tạo dành cho các cá nhân hoặc những doanh nghiệp nhỏ. Chỉ thực hiện chạy các chiến dịch quảng cáo đơn giản, không cần nhiều tài khoản. Chính vì vậy, nó dễ sử dụng bất kỳ ai cũng có thể tạo được. Cho dù bạn mới biết đến Google Ads đi chăng nữa. Tuy nhiên, loại tài khoản này có một số tính năng chưa được hỗ trợ và vẫn còn nhiều hạn chế.
Google Ads dành cho người quản lý
Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng tài khoản này. Bạn hay nghe nhiều người nhắc đến MCC. Đây là viết tắt của cụm từ Google My Client Center hay còn gọi là tài khoản người quản lý. Tạo tài khoản này giúp doanh nghiệp có thể quản lý cùng lúc nhiều tài khoản Google Ads thông thường.
Một số ưu điểm mà tài khoản người quản lý mang lại cho bạn:
- Không cần đăng nhập từng tài khoản. Đăng nhập một lần sử dụng được tất cả các tài khoản con đang quản lý.
- Tạo và liên kết nhiều tài khoản quảng cáo với nhau.
- Có thể xem nhiều chiến dịch quảng cáo cùng lúc mà không cần mở nhiều tab.
- Dễ dàng so sánh hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo với nhau.
- Quản lý ngân sách dễ dàng hơn. Tổng hợp được hóa đơn thanh toán mỗi tháng của tất cả các chiến dịch.
- Tốc độ tải trang nhanh hơn.
Tài khoản MMC thích hợp cho các công ty trung gian phải thực hiện nhiều dự án quảng cáo cùng một lúc hoặc các công ty lớn chạy nhiều chiến dịch.
Xem thêm: Google Ads là gì? 9 Điều cần biết cho người mới bắt đầu
Hướng dẫn tạo tài khoản Google Ads
Để dễ dàng hơn trong việc tạo tài khoản quảng cáo, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn thực hiện theo các bước sau đây.
Cần chuẩn bị gì trước khi bắt đầu
Để có thể tạo được tạo tài khoản, trước tiên bạn cần có một email chưa từng đăng ký chạy quảng cáo và một thẻ ngân hàng dùng để thanh toán. Có thể sử dụng thẻ visa hoặc Mastercard đều được. Bất kỳ ngân hàng nào cũng có thể chạy quảng cáo nên bạn không cần quan tâm đến vấn đề này.
Mỗi thẻ phải có ít nhất 200.000VNĐ đồng trong đó để Google xác minh bạn có thể chạy được chiến dịch. Một email bạn có thể đăng ký được 20 tài khoản Google Ads, bao gồm cả tài khoản người quản lý MCC.
Tạo tài khoản Google Ads
Tùy theo mục đích sử dụng mà bạn có thể tạo một trong những tài khoản sau:
Tài khoản Google Ads cá nhân:
Khi đăng ký xong gmail, hãy nhấn vào link để tạo tài khoản. Nhấn chọn “Bắt đầu ngay” để tiến hành đăng ký. Ở bước này, Google để chế độ mặc định chiến dịch, bạn có thể chuyển qua chế độ chuyên gia nếu muốn.
Kế đến, chỉ cần điền đầy đủ thông tin mà Google yêu cầu như trang web, ngân sách và thiết lập hình thức thanh toán.
Ngoài ra, bạn có thể tạo được tài khoản mà không cần có chiến dịch quảng cáo. Hãy chọn sang “Chế độ chuyên gia”. Trong giao diện sẽ có dòng chữ “Tạo tài khoản mà không cần tạo chiến dịch”. Bạn cũng điền các thông tin cần thiết và nhấn “Gửi” là xong.
Tạo tài khoản Google Ads dành cho người quản lý:
Bạn tiến hành truy cập vào đường dẫn. Tại đây, bạn nhấn vào “Tạo một tài khoản người quản lý”. Bạn cũng dùng email của mình để đăng ký tài khoản trên.
Đặt tên tùy ý cho tài khoản của bạn. Bạn có thể đặt tên theo công thức [Tên công ty] – [Tên phòng ban] – [Tên quản lý dự án] để dễ ghi nhớ và quản lý.
Chọn loại tài khoản mà bạn sử dụng: Quản lý tài khoản của bạn hoặc của người khác.
Chọn quốc gia Việt Nam, múi giờ Việt Nam, đơn vị thanh toán Việt Nam Đồng (Có thể chọn Đô la tùy theo hình thức thanh toán của doanh nghiệp).
Cuối cùng nhấn chọn “Khám phá tài khoản của bạn” để tạo tài khoản con hoặc liên kết các tài khoản lại với nhau, chạy các chiến dịch quảng cáo.
Xem chi tiết hơn về tài khoản MCC: Hướng dẫn tạo MCC Google Ads đơn giản
4 Bước tạo chiến dịch quảng cáo đầu tiên từ tài khoản vừa đăng ký
Để chạy được quảng cáo thì trước tiên bạn phải nắm được các bước tạo chiến dịch. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn tạo một chiến dịch quảng cáo đơn giản theo các bước sau đây.
Định ngân sách và định dạng quảng cáo
Ngân sách quảng cáo sẽ là ước tính mà doanh nghiệp chi tiêu cho mỗi chiến dịch trong một thời gian nhất định. Mỗi doanh nghiệp sẽ có cách xác định ngân sách riêng như chi tiêu càng nhiều càng tốt, chi tiêu dựa theo mục tiêu của doanh nghiệp đề ra, chi tiêu dựa trên phần trăm doanh thu…
Khi đã tạo tài khoản Google Ads, bạn có thể thiết lập đặt ngân sách hằng ngày hoặc ngân sách chung cho một chiến dịch. Xác định chính xác ngân sách bỏ ra sẽ giúp bạn tránh khỏi trường hợp chi tiêu quá mức cho phép.
Nếu bạn đặt chi phí hằng ngày cho mỗi từ khóa thì khi chạy đến số tiền đó Google sẽ tự động dừng. Còn nếu bạn không giới hạn chi phí thì Google sẽ vẫn tính tiền trên mỗi lượt nhấp và bạn sẽ biết được tổng chi phí vào cuối tháng. Nhưng lưu ý, nếu dùng cách này bạn phải theo dõi sát sao chiến dịch để xem hiệu quả không, nếu không hãy dừng ngay.
Định dạng quảng cáo có nhiều loại mà bạn có thể lựa chọn như quảng cáo tìm kiếm (Google Search), quảng cáo Google mạng hiển thị (Google Display Network), quảng cáo Google video (Video Ads), quảng cáo mua sắm (Google Shopping Ads), quảng cáo ứng dụng toàn cầu (App). Lựa chọn hình thức quảng cáo phù hợp với sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh cũng như mục tiêu của chiến dịch là gì.
Gom nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu
Mỗi ngành nghề sẽ có nhóm đối tượng khách hàng riêng. Bước này bạn có thể chọn mọi quốc gia vùng lãnh thổ nếu muốn tìm kiếm rộng rãi. Còn không hãy chọn mục tiêu theo bán kính sẽ giúp bạn chọn chính xác đối tượng khách hàng hơn. Ví dụ như 30km, 60km. Khoảng cách càng gần thì nhóm khách hàng càng chính xác. Tuy nhiên, sẽ bị giới hạn số lượng khách hàng. Gom nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu là một trong những yếu tố quan trọng trong tạo tài khoản Google Ads
Ngoài ra, bạn có thể bổ sung phần nhân khẩu học như giới tính, độ tuổi, thu nhập gia đình… để tìm thấy chính xác nhóm đối tượng khách hàng khi đã tạo tài khoản Google Ads để chạy.
Đặt giá thầu
Bạn sẽ phải chọn giá thầu theo mục tiêu. Ví dụ như: Tạo lưu lượng truy cập cho trang, truyền thông thương hiệu, tăng lượt xem, tăng lượt nhắc đến sản phẩm/dịch vụ… Theo đó, bạn mới có thể đặt được giá thầu chính xác.
Để biết được cách đặt giá thầu chính xác bạn phải tính theo công thức CPC tối đa x 0,4 -> 0,7. Với CPC tối đa = Lợi nhuận tối đa (Giá bán – Giá vốn) X Tỷ lệ chuyển đổi sản phẩm.
Cách đặt thủ công nhân để tiết kiệm chi phí đó là bạn chạy những từ khóa có lượt tìm kiếm nhiều. Bạn cũng không nên đặt giá thầu cao hơn so với giá thầu max. Mức tối ưu nhất thường được áp dụng có thể dao động từ 0,5% – 0,7%.
Để tối ưu cho quảng cáo và giảm giá thầu xuống bạn hãy tùy chỉnh chiến dịch và chỉnh sửa một số điều kiện. Ví dụ như phạm vi thời gian, lấy chiến dịch có liên quan…
Chọn đấu giá CPA để đặt giá thầu. Chi phí cho mỗi lượt nhấp chuột hoặc hành động sẽ bằng hoặc thấp hơn giá thầu bạn chọn. Phương pháp này giúp bạn tăng tỷ lệ chuyển đổi cao.
Chuẩn bị content
Khi khách hàng nhìn thấy nội dung quảng cáo của bạn thì việc nhấp vào hay không phụ thuộc nhiều nội dung quảng cáo. Một bài viết quảng cáo Google Ads thường có cấu trúc 4 phần:
- Phần tiêu đề: Phần hiển thị rõ nhất khi khách hàng nhìn thấy. Bạn có thể sử dụng tối đa 3 tiêu đề nhỏ. Mỗi tiêu đề không được chứa quá 30 ký tự.
- Phần đường dẫn: Phần nằm dưới tiêu đề. Link dẫn đến trang đích của bạn. Phần này nên đặt ngắn gọn.
- Phần mô tả: Tối đa 90 ký tự. Phần này nên chứa từ khóa chính. Ngoài ra, viết ngắn gọn kích thích người đọc nhấp vào.
- Phần tiện ích mở rộng: Phần này bạn có thể thêm hoặc không. Bao gồm: Vị trí, chú thích, liên kết…
Tạo tài khoản Google Ads và có được một bài chạy quảng cáo chuẩn chỉnh, trước tiên bạn cần lựa chọn đúng từ khóa. Chèn từ khóa với số lượng thích hợp. Không chèn quá nhiều sẽ gây khó chịu cho người đọc.
Kế đến, hãy xác định đối tượng khách hàng của bạn. Dùng văn phong phù hợp với độ tuổi, ngành nghề, giới tính… của họ để kích thích họ nhấn vào link.
Xem thêm: Cách viết content chuẩn SEO
Chạy, đo lường và tối ưu cho lần sau
Sau khi tạo tài khoản Google Ads và hoàn thành các bước, bạn tiến hành chạy quảng cáo. Bạn phải test thử mới biết được chiến dịch của mình hiệu quả không. Để đo lường quảng cáo, bạn có thể kiểm tra thủ công bằng các cách như tỷ lệ hiển thị, tỷ lệ trùng lặp, tỷ lệ đầu trang, điểm tối ưu từ khóa, hiệu suất quảng cáo…
Nếu quảng cáo của bạn không hiệu quả hãy xem lại một số vấn đề sau để tối ưu:
- Điều chỉnh giá thầu hợp lý hơn.
- Dừng các từ khóa không hiệu quả và thử thay bằng các từ khóa khác.
- Phân bổ lại ngân sách quảng cáo cho mỗi chiến dịch.
- Thiết lập lại thiết bị hiển bị, vị trí hiển thị quảng cáo.
- Tắt và thay lại mẫu quảng cáo khác.
Xem chi tiết hơn về cách chạy quảng cáo Google Ads ← tại đây
Cách giải quyết các lỗi thường gặp khi tạo tài khoản Google Ads
Khi tạo tài khoản Ads để chạy quảng cáo, bạn đột ngột bị tạm ngưng tài khoản và không hiểu vì sao. Tài khoản của bạn có thể đang gặp một trong những vấn đề sau:
- Tài khoản có quá nhiều Admin. Google tiến hành tạm ngưng tài khoản để xác minh lại danh tính của bạn.
- Tài khoản chạy cho các loại hình sản phẩm/dịch vụ bị giới hạn.
- Mô hình kinh doanh của bạn chưa rõ ràng hoặc chưa được cấp phép.
Một số lỗi khác khi bạn chạy quảng cáo thường mắc phải cần được lưu ý:
- Chất lượng trang đích kém.
- Ngân sách chạy quá cao.
- Nhóm từ khóa rời rạc, không liên quan.
Để khắc phục lỗi bị Google tạm ngưng quảng cáo, bạn có thể gửi mail đến Google để được phản hồi. Nếu Google yêu cầu xác minh danh tính và yêu cầu một số chứng từ xác mình thì bạn hãy bổ sung. Đừng quên check mail của Google thường xuyên để trả lời kịp thời.
Kết luận
Tạo tài khoản Google Ads cực kỳ đơn giản. Tuy nhiên, khi tạo xong để chạy được một chiến dịch quảng cáo lại là một việc khó khăn. Chúng tôi đã cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích đến việc tạo tài khoản và cách thiết lập một chiến dịch quảng cáo. Chúc bạn thành công!
Xem thêm nhiều bài viết về Google Ads ← tại đây