Content chính là một phần không thể thiếu trong một chiến lược marketing hiệu quả. Bật mí dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn Content Angle là gì? Cần lưu ý gì khi triển khai những content thuộc kiểu trên.
Content Angle là gì
Với cùng một đề tài, mỗi cá nhân sẽ có cách xây dựng nội dung riêng biệt. Nội dung của bạn có thể thu hút được nhiều người hoặc ngược lại, họ sẽ lướt qua ngay sau khi đọc được phần mở đầu không mấy thu hút của bài viết. Vì thế, Content Angle ra đời mang vai trò giúp cho những bài đăng trở nên nổi bật và hấp dẫn hơn bao giờ hết.
Vậy Content Angle là gì? Đó chính là loại content mà người viết thông qua những góc nhìn, tình huống hay nhân vật không giống nhau để tiếp cận với chủ đề chính theo một hướng khác biệt và độc đáo. Từ đó tạo ra sự thu hút riêng cho nội dung của mình.
Cách viết Content Angle thông qua các chủ đề thường gặp
Như đã chia sẻ ở phần Content Angle là gì, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn 7 cách dưới đây để tạo nội dung một cách sáng tạo nhất.
Dạng bài viết chuyên gia
Những bài viết dạng chuyên gia với từ ngữ chuyên môn thường là cách hiệu quả để xây dựng độ uy tín cho website. Bài viết đến từ những nhân vật đáng tin cậy đầu ngành sẽ tạo dựng được niềm tin sâu sắc hơn cho người đọc. Đây có thể là một bài cảm nhận về sản phẩm hoặc dịch vụ dựa trên ý kiến các chuyên gia đó.
Những ý kiến đó có thể ảnh hưởng tích cực tới nhận thức về sản phẩm và quyết định mua hàng của người đọc. Người tiêu dùng cũng sẽ cảm thấy thích thú hơn khi những nội dung được chia sẻ đến từ những người nổi tiếng, người có kinh nghiệm nhất định đối với sản phẩm và dịch vụ.
Bài viết giải quyết vấn đề
Giải quyết vấn đề của người đọc bằng Content Angle là gì? Đó chắc chắn là những bài với nội dung giúp giải quyết vấn đề. Một bài viết hữu ích sẽ cho người đọc thấy được vấn đề của họ được giải quyết nhanh chóng và đơn giản. Giải pháp mà bài viết đề cập còn giúp họ tìm ra được đâu là điều nên làm và làm thế nào cho hiệu quả.
Những bài dạng này không chỉ có khả năng làm tăng lượt truy cập vào website mà còn mang lại một vài chia sẻ hữu ích cho người đọc. Bạn có thể sáng tạo nội dung dựa trên những chia sẻ từ người đi trước trong ngành, hay những kinh nghiệm được rút ra từ những cá nhân có độ tin cậy cao.
Dạng bài viết “How-to”
Cách để viết dạng bài how-to trong Content Angle là gì? Thường bạn sẽ phải xây dựng những bài viết với tiêu đề như: cách để…, làm cách nào…, làm thế nào…, Ngoài ra, người đọc tìm đến bài viết dạng này thường là để có được cách thực hiện một điều gì đó nhanh hơn, tốt hơn những người khác.
Phổ biến nhất là những bài viết hướng dẫn cách sử dụng ứng dụng, công thức nấu ăn,… với câu từ dễ hiểu, hình ảnh ví dụ sinh động. Đây chắc chắn sẽ là dạng Content Angle thu hút được nhiều truy cập.
Dạng bài viết hỏi đáp
Bên cạnh bài viết “làm thế nào”, hỏi đáp cũng là cách nhanh nhất để tiếp cận đến những khách hàng mục tiêu của bạn. Chuyên mục “hỏi đáp” sẽ cung cấp những câu trả lời hay giải đáp thắc mắc về những thông tin liên quan đến sản phẩm và dịch vụ. Nếu bài viết cung cấp được thông tin họ cần, chúng sẽ đạt được tỷ lệ truy cập tốt.
Trong trường hợp đó là những câu hỏi nằm trong tầm hiểu biết của bạn thì việc đưa ra câu trả lời thông qua những bài viết blog hay chia sẻ trên mạng xã hội là hoàn toàn có thể. Từ việc hiểu được Content Angle là gì khi viết bài hỏi đáp, bạn sẽ nhận được nhiều hơn sự quan tâm từ người đọc.
Dạng bài viết trích dẫn
Dạng bài này rất phù hợp với những nội dung dài và được xuất bạn nhiều lần trên blog. Cách này thường áp dụng khi bạn muốn trích dẫn một phần tài liệu ebooks hoặc checklist nào đó và đương nhiên tài liệu gốc cũng sẽ được đính kèm. Áp dụng dạng này vừa giúp tăng lượt tải xuống vừa mang lại hiệu quả cao hơn cho những nội dung sáng tạo của bạn.
Dạng bài viết so sánh
Người dùng thường có thói quen đánh giá sản phẩm dựa trên những bài viết review, so sánh từ nguồn thông tin uy tín. Trong thực tế, việc so sánh như vậy là để đưa ra được những lựa chọn tốt nhất dựa trên những tiêu chí cụ thể. Tạo được một bài viết hữu ích sẽ là điểm cộng để thu hút thêm nhiều người đọc.
Nhưng bạn cũng cần lưu ý, nội dung bài viết phải đảm bảo được tính khách quan, đừng nên vì PR một sản phẩm – dịch vụ nào đó mà dìm thương hiệu khác xuống. Hành động này không những không đem lại được lợi ích cho bạn mà còn khiến bài viết trở nên cứng nhắc, thiếu đi sự cuốn hút.
Dạng bài đăng dựa trên nghiên cứu
Những bài viết cần độ chính xác cao buộc bạn phải nghiên cứu và khảo sát toàn bộ thông tin liên quan. Vấn đề được đem ra bàn luận có thể không mới nhưng cách tiếp cận theo một hướng khác chắc chắn sẽ tạo ra nhiều hứng thú cho độc giả.
Nếu còn thắc mắc Content Angle là gì và cách phân loại nó ra sao thì đừng quên nghiền ngẫm thật kỹ bài viết này nhé!
Tìm hiểu thêm bài viết Cách viết content chuẩn SEO để có thêm nhiều thông tin hữu ích
Như thế nào là một cách viết Content Angle hiệu quả
Content Angle là gì? Content marketing là gì? Bạn nghĩ hai khái niệm này là giống nhau? Mới nghe qua thì sẽ nhận thấy cả hai đều nhằm mục đích truyền tải nội dung đến với độc giả. Thế nhưng, Content Marketing thường tập trung hơn vào những nội dung dành cho chiến dịch tiếp thị và quảng bá hình ảnh sản phẩm. Content Angle lại tiếp cận dựa trên những góc nhìn khác.
Thêm vào đó, nội dung của Content Marketing sẽ triển khai theo từng chiến dịch, từng giai đoạn và hạng mục khác nhau với những mục đích riêng rẽ. Bạn có thể hiểu rằng những Content Marketing chỉ mang tính thời điểm. Ngược lại, Content Angle sẽ xây dựng nên một hình ảnh xuyên suốt quá trình phát triển của thương hiệu.
Bạn nên hiểu được bản chất content angle là gì và content marketing là gì để cho ra đời những bài viết hiệu quả, đúng đối tượng mục tiêu.
Xác định đúng khách hàng mục tiêu
Khách hàng mục tiêu là nhóm đối tượng nằm trong thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng tới. Những người này phải có nhu cầu cũng như đủ khả năng chi trả cho sản phẩm và dịch vụ của bạn. Dựa trên những phân tích thị trường, doanh nghiệp sẽ xác định được đâu là đối tượng mà mình cần tiếp thị.
- Nhóm khách hàng không mang lại lợi nhuận: những người không có ý định mua hàng, không thực hiện mua sản phẩm – dịch vụ của doanh nghiệp. Bạn sẽ thông thể thu được lợi nhuận gì ở nhóm khách hàng này.
- Nhóm khách hàng vừa không đem lại lợi nhuận vừa không giới thiệu về doanh nghiệp: khách hàng thuộc nhóm này không chỉ không quan tâm đến lợi ích sản phẩm hay dịch vụ mang lại mà còn không giới thiệu chúng đến những người khác.
- Nhóm khách hàng mang lại lợi nhuận: đây là nhóm khách hàng chính mà bạn cần tập trung xây dựng chiến lược marketing cũng như cách thức đưa sản phẩm – dịch vụ giới thiệu đến họ.
- Nhóm khách hàng đem lại lợi nhuận và giới thiệu đến nhiều người khác: khách hàng nằm trong nhóm này thường là những người gắn bó lâu năm với doanh nghiệp, luôn tin tưởng sản phẩm cũng như sẵn sàng chia sẻ thông tin hữu tính của sản phẩm và dịch vụ đến những người khác. Từ đó tạo động lực để những người được giới thiệu đưa ra quyết định mua hàng.
Để xác định được chính xác hơn về những khách hàng mục tiêu, bạn cũng có rất nhiều phương thức khác nhau. Có thể đó là những nghiên cứu về mặt lý thuyết, dựa trên sự phân tích những số liệu có được từ khảo sát thị trường. Đôi khi nhận định cũng đến từ đánh giá chủ quan của một bộ phận cá nhân nào đó.
Bạn cũng phải dựa vào các thông tin nhân khẩu học như: vị trí địa lý, thái độ và hành vi của khách hàng, tâm lý hoặc thông tin của đối thủ cạnh tranh để xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu một cách chính xác nhất.
Thành công giải quyết khó khăn của khách hàng mục tiêu
Sau khi đã vẽ ra chân dung của khách hàng mục tiêu, việc tiếp theo bạn và doanh nghiệp cần làm đó là giải quyết những vướng mắc mà họ đang gặp phải. Mong muốn của họ có thể là tăng tính cá nhân hóa, có nhiều sự lựa chọn mua sắm hơn, mong muốn được kết nối liên tục hoặc thậm chí là họ muốn bản thân được lắng nghe và phản hồi nhanh chóng.
Nỗi lo của họ ra sao và cách viết Content Angle là gì để đảm bảo họ có được niềm tin với sản phẩm và dịch vụ? Khách hàng mục tiêu của bạn có thể đang lo lắng về vấn đề chất lượng, những thông tin về hàng hóa, chính sách đổi trả, lợi ích họ nhận được khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ.
Nếu bạn biết rõ những vấn đề họ gặp phải cũng như giải quyết được chúng thì khách hàng mục tiêu sẽ trở thành những vị khách trung thành của doanh nghiệp. Không chỉ dừng lại ở đó, họ còn có thể giới thiệu đến nhiều người khác nếu sản phẩm của bạn thực sự đáp ứng được toàn bộ nhu cầu của họ.
Chính chủ không sao chép
Một điều nữa cần nhớ khi tạo Content Angle là gì? Bạn tuyệt đối không được sao chép từ bất cứ ai, tất cả những gì được viết ra đều phải dựa trên góc nhìn của bạn. Nội dung mới và sáng tạo cũng được người đọc yêu thích hơn so với những gì đã có đầy rẫy trên mạng internet.
Chính vì vậy, tạo một màu sắc riêng và không sao chép chính là điều kiện cần cho một bài viết thu hút.
Dễ dàng tìm kiếm, chia sẻ
Bên cạnh sự mới mẻ, nội dung bạn viết ra cũng phải đảm bảo thân thiện với người đọc. Một bài blog nội dung cuốn hút lại dễ dàng tìm kiếm và chia sẻ đương nhiên giúp bạn rất nhiều trong việc nâng cao giá trị thương hiệu, đưa sản phẩm và dịch vụ quảng bá rộng rãi trên thị trường đầy cạnh tranh hiện nay.
Vậy là bạn đã hiểu Content Angle là gì cùng với cách viết Content Angle như thế nào. Vậy thì hãy bắt tay vào nghiên cứu và sản xuất bài viết ngay thôi.
Xem thêm: Cách viết content thu hút
Đo lường Angle
Để xác định hiệu quả mà Content Angle mang lại, bạn cũng cần có những phương pháp đo lường riêng. Chúng có thể là:
Đo lưu lượng truy cập web
Đối với nhiều người làm Marketing, lượng truy cập là một chỉ số quan trọng để đo lường hiệu suất nội dung. Hãy xem cách nội dung đến được với người đọc như thế nào. Người dùng thấy được bài viết một cách tự nhiên hay được giới thiệu từ một nguồn nào đó? Thêm vào đó, hãy theo dõi lượng truy cập đó có thay đổi so với thời gian trước đây hay không.
Hành vi của người dùng
Cùng với lưu lượng truy cập, hành vi người dùng cũng cho bạn biết được mức độ họ tương tác với những nội dung mà bạn cung cấp. Các số liệu về hành vi có thể theo dõi bằng những công cụ như Google Analytics. Trong đó, bạn cần quan tâm đến các số liệu về thời gian trên trang, tỷ lệ thoát trang, số trang truy cập trong một phiên, số khách truy cập mới, số khách quay lại,…
Khi đã có được những con số cụ thể rồi, bạn sẽ chính là người xem xét và đưa ra những kết luận về hiệu suất nội dung trên trang. Vì thế hiểu được Content Angle là gì sẽ giúp đảm bảo việc xây dựng nội dung thế nào cho hiệu quả hơn để cải thiện các chỉ số.
Xếp hạng từ khoá
Cách dễ thấy nhất của một Content Angle hiệu quả chính là xếp hạng từ khóa. Điều này cho biết nội dung của bạn đang hoạt động ra sao, mức độ cạnh tranh của từ khóa đó. Hiện nay có rất nhiều yếu tố dùng để đánh giá từ khóa nhưng quan trọng nhất vẫn là tạo ra được một bài viết cuốn hút với người đọc.
Các ứng dụng như SEMrush, Google Search Console hay AHREFS là những công cụ thường được dùng để đo lường xếp hạng từ khóa một cách nhanh chóng và chuẩn xác. Nhờ những công cụ trên, bạn có thể kiểm tra và có thể tập trung xây dựng những bài viết chứa từ khóa có lượt tìm kiếm cao.
Tỷ lệ chuyển đổi
Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng cho bạn biết Content Angle có thực sự hiệu quả hay không. Nếu bạn tạo ra được nhiều khách hàng tiềm năng nhưng rất ít trong số đó trở thành người mua hàng thì có thể bài viết của bạn chỉ mới đạt yêu cầu chứ chưa thực sự đánh vào những “nỗi đau” của khách hàng.
Nhiều doanh nghiệp hướng tới mục tiêu thu hút cùng với nuôi dưỡng những khách hàng tiềm năng để từ đó chuyển đổi thành những người mua, đảm bảo ngân sách dành cho marketing. Cùng với số lượng những chuyển đổi có được từ nội dung, bạn sẽ phải tiến hành xem xét chi tiết hơn để mang lại lượng khách đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn.
Trên đây là tất cả những vấn đề xoay quanh Content Angle là gì và cách viết content Angle như thế nào, bạn sẽ áp dụng nó như thế nào vào các nội dung mà mình tạo nên. Hãy tập viết theo những gì được gợi ý và xem hiệu quả mà nó mang lại nhé!