SEO onpage là gì bạn đã biết chưa? Là một người chưa rành về SEO thì bạn đừng bỏ qua bài viết này. TripleS sẽ gợi ý cho bạn từ A – Z các cách tối ưu SEO onpage chuẩn nhất.
SEO Onpage là gì?
Đây là công việc mà các SEOer sẽ làm trực tiếp trên trang web. Mục đích là để website được xuất hiện trên thanh công cụ tìm kiếm ở vị trí cao. Điều này giúp cho trang web của doanh nghiệp tăng lượt truy cập nhanh chóng, từ đó tăng doanh thu bán hàng. Tối ưu SEO onpage bao gồm việc mã hóa HTML và các công việc sáng tạo nội dung giúp web thêm phong phú và hấp dẫn.
SEO Onpage và Technical SEO, đừng nhầm lẫn chúng với nhau
Technical SEO hay còn gọi là SEO kỹ thuật. Đây là cách tối ưu tổng thể website để thu thập thông tin khách hàng. Chú trọng vào kỹ thuật để nâng cấp dịch vụ. Còn SEO onpage là tối ưu từng page trong website. Chú trọng vào nội dung, giao diện thân thiện với người dùng.
Tầm quan trọng của SEO onpage
Người truy cập khi nhìn vào một website sẽ quan tâm đến việc nội dung có tốt hay không, giao diện dễ nhìn hay khó thao tác. Những vấn đề trên sẽ quyết định đến hành động ở lại hay rời đi của họ.
Tối ưu SEO onpage là gì? Đó là giúp cho trang web của doanh nghiệp xếp thứ hạng cao trên thanh công cụ tìm kiếm. Từ đó, khi khách hàng search từ khóa sẽ cho ra kết quả SEO tốt nhất. Đồng nghĩa với việc trang web của doanh nghiệp uy tín hơn của đối thủ. Hiện nay các doanh nghiệp đua nhau tối ưu nó khá nhiều.
12 yếu tố tối ưu SEO onpage quan trọng 2022
Một khi đã biết SEO onpage là gì thì bạn nên tìm hiểu thêm cách tối ưu seo onpage dựa vào những yếu tố sau đây.
Tối ưu URL SEO
URL có công dụng giúp doanh nghiệp tăng thứ hạng trên bảng SERPs. Khi người dùng thấy được URL của bạn, sẽ giúp tăng tỷ lệ nhấp chuột. URL chỉ sử dụng cho một tên miền duy nhất. Thông thường, bạn sẽ phải sử dụng dấu gạch ngang (-) để phân cách giữa các từ khóa với nhau. Đừng quên số lượng ký tự cho URL cũng không được quá dài. Trong đó, chứa từ khóa chính là điều cần thiết.
Tối ưu thẻ tiêu đề
Công việc tiếp theo khá quan trọng mà bạn cần biết đó là tối ưu thẻ tiêu đề. Khi bạn tìm kiếm một từ khóa, tiêu đề chính là phần hiển thị rõ nét nhất. Hay đơn giản trong một bài viết SEO, thì thẻ tiêu đề được hiển thị ở phần đầu trang, thường được in đậm và to hơn các phần khác.
Một bài viết có thu hút hay không tiêu đề rất quan trọng. Đặt chúng càng hấp dẫn thì càng thu hút được người dùng bấm vào xem bài viết. Tiêu đề phải chứa từ khóa chính, đặt càng gần đầu dòng bên trái càng tốt. Tiêu đề không được quá dài, phải kích thích sự tò mò của người xem.
Thẻ mô tả (Meta Description) thu hút giúp bạn tăng lượt click
Gọi là mô tả vì thẻ này sẽ viết ngắn gọn, tóm tắt nội dung của bài viết để người đọc có thể hiểu được bài viết đang nói đến vấn đề gì. Thẻ mô tả phải chứa từ khóa chính, từ khóa càng gần về phía bên trái dòng càng tốt. Tuy nhiên, đừng cố gượng ép nhồi nhét từ khóa, người đọc sẽ không hiểu bài viết nói về cái gì.
Một mô tả meta nằm trong khoảng 156 ký tự. Nếu viết dài thì Google sẽ rút ngắn text của bạn và hiển thị bằng dấu ba chấm. Ngoài ra, bạn cần sáng tạo thẻ mô tả như một lời quảng cáo trả lời cho câu hỏi vì sao họ phải truy cập vào website của bạn. Nên đừng copy nội dung để tránh bị Google phạt.
Schema (Dữ liệu có cấu trúc) giúp Google hiểu Website của bạn
Website của bạn sẽ thu hút hơn nếu có Schema. Bạn sẽ không thể thiếu Schema. Đối với website, dữ liệu có cấu trúc giúp người dùng có thể tìm ra trang web của bạn nhanh hơn. Đối với công cụ tìm kiếm, Schema giúp Google tìm hiểu thêm về website của bạn, index nội dung nhanh chóng.
Các loại schema phổ biến
Hiện nay, có các loại Schema phổ biến mà bạn có thể tìm hiểu để biết rõ hơn SEO.
Schema Article
Dữ liệu cấu trúc sẽ được thêm vào các trang tin tức, blog để nâng cao khả năng hiển thị trang web của bạn với công cụ tìm kiếm. Doanh nghiệp có thể kể câu chuyện của mình bằng hình ảnh, video… để đa dạng các thể loại tin tức hiển thị.
Schema Breadcrumb
Đây là tập hợp các liên kết để người dùng biết được họ đang ở vị trí nào của một trang web. Thanh điều hướng thường có ở các trang web lớn chứa nhiều trang con.
Schema Product
Trang này chứa các thông tin sản phẩm, giúp Google có thể cung cấp chính xác về sản phẩm của doanh nghiệp cho người dùng khi họ tìm kiếm. Có thể được hiển thị ở dạng văn bản hoặc hình ảnh. Khi có Schema Product, Google đánh dấu sản phẩm và giúp thu hút người dùng cho doanh nghiệp.
Schema Hỏi Đáp
Đây là trang hiển thị dưới dạng câu hỏi và trả lời để cung cấp thông tin liên quan đến sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng khi họ tìm kiếm.
Schema Local Business
Dạng Schema này giúp Google hiểu rõ hơn về doanh nghiệp bao gồm: loại hình kinh doanh, sản phẩm/dịch vụ, thời gian đóng mở cửa, vị trí, website, bài đánh giá… Khi người dùng bắt đầu tìm kiếm bằng từ khóa hoặc map, mọi thông tin sẽ được hiển thị đầy đủ trên trang Google.
Các thẻ headings rất quan trọng (H1, H2, H3…)
Bạn sẽ không hiểu SEO Onpage là gì nếu không biết đến Heading. Đây là các thẻ dùng để miêu tả khái quát nội dung của một bài viết. Bạn có thể hiểu đơn giản, như việc viết một bài tập làm văn thì các thẻ headings đóng vai trò như một đề cương. Khi người khác đọc vào có thể hiểu được nội dung bài viết của bạn.
Các thẻ headings giúp công cụ tìm kiếm có thể hiểu được nội dung mà bạn trình bày. Bot Google có thể phân biệt được đâu là từ khóa chính, phụ. Nếu trang web của bạn không có thẻ headings sẽ là một thiếu sót vô cùng lớn và không được đề xuất trên Google.
Theo thứ tự, H1 sẽ tương tự như thẻ tiêu đề. Còn các thẻ từ H2 – H6 là các mục con giúp bài viết được rõ ràng và chi tiết hơn. Thẻ heading giúp tối ưu SEO, có thể hiểu là tạo nên cấu trúc chuẩn cho bài viết hoặc trang. Một doanh nghiệp chuyên nghiệp khi thể hiện các bài viết phải có cấu trúc bài viết thu hút để khách hàng xem hết bài viết.
Viết content chuẩn SEO và có ích cho users
Chúng ta thường nghe nói “Content is King”. Content là những thông tin mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng của họ. Có thể được thể hiện qua lời nói, văn bản, video, hình ảnh… Content nói về doanh nghiệp, sản phẩm/dịch vụ hoặc chia sẻ những thông tin, kiến thức hữu ích. SEO dùng những kỹ thuật để tương thích với các điều kiện của Google, muốn làm được điều đó đòi hỏi bài viết phải chuẩn SEO để tối ưu.
Nghiên cứu từ khóa
Từ khóa rất quan trọng khi tối ưu SEO onpage. Các SEOer dùng các công cụ phân tích từ khóa chuyên biệt để tìm ra những từ khóa người dùng hay tìm kiếm, chủ đề họ yêu thích. Từ đó, xây dựng hướng SEO cho website. Nghiên cứu từ khóa kỹ lưỡng giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng của mình, tăng lượng truy cập vào website và kích thích họ mua sản phẩm khi đúng nhu cầu.
Lên cấu trúc cho bài viết, phác thảo content
Muốn biết rõ SEO Onpage thì trang web của bạn phải có một cấu trúc thật dễ hiểu. SEO không chỉ chú trọng đến tối ưu công cụ tìm kiếm để tăng xếp hạng, mà mục đích chính vẫn là sự thu hút khách hàng. Thế nên, khi trang web được thể hiện dễ đọc, dễ hiểu mang đến cho khách hàng một trải nghiệm tuyệt vời sẽ níu chân họ ở trang lâu hơn.
Tối ưu từ khóa
Khi SEO, từ khóa cần được kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo đến đúng với đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn hướng đến. Các nhóm từ khóa trong một chủ đề sẽ giúp điều hướng người dùng đến website của bạn một cách nhanh chóng.
Xem thêm chi tiết về: Cách viết content chuẩn SEO mới nhất 2022
Sử dụng từ khóa chính trong 100 từ đầu tiên
Đây là bí quyết để bạn có thể tối ưu SEO onpage hiệu quả. Trong 100 từ đầu tiên nên chứa từ khóa và ưu tiên gần với hàng bên trái.
Bí quyết về mật độ từ khóa chuẩn SEO
Mật độ từ khóa là phần trăm từ khóa lặp lại trong một bài viết để Google cũng như người đọc có thể nhớ được nội dung chính mà bạn đang nhắc đến. Mật độ từ khóa lý tưởng nằm trong khoảng 1 – 3%. Không nên nhồi nhét quá nhiều từ khóa sẽ gây khó chịu cho người đọc.
Nội dung đáp ứng ý định tìm kiếm (intent) quan trọng hàng đầu
Search Intent có thể được hiểu là ý định tìm kiếm của người dùng. Cũng tương tự như việc bạn tìm ra insight của doanh nghiệp. Nếu thực hiện SEO, bạn phải hiểu khách hàng của bạn đang cần gì để đáp ứng đúng nhu cầu của họ.
Không nên Spin hay sao chép nội dung
Spin hay sao chép nội dung là việc đi copy nội dung giống y hoặc xào trộn bài viết lấy từ trang web khác. Nếu làm không khéo có thể bị Google gắn cờ và hạn chế xuất hiện trên thanh công cụ tìm kiếm. Nên bạn hãy tự sáng tạo nội dung riêng để tạo sự thu hút.
Tối ưu Internal link và External link
Internal link có thể hiểu đơn giản là liên kết nội bộ. Trên cùng một website bạn sẽ có nhiều trang, việc chia sẻ và điều hướng các liên kết qua lại các trang sẽ giúp tăng sức mạnh của trang. Từ đó, giúp tăng xếp hạng trên thanh công cụ tìm kiếm.
Còn External Link là liên kết bên ngoài. Bạn đặt link website của mình ở các web khác. Từ đó, trỏ chúng về website chính để người đọc nhấp vào đường link và vào website, tăng lượt traffic. Để website được SEO tốt nhất, bạn cần kết hợp Internal link và External link, tăng sức mạnh bên trong lẫn bên ngoài.
Tối ưu hình ảnh
Tối ưu hình ảnh là một phần quan trọng trong tối ưu SEO onpage. Điều này giúp tăng thứ hạng của website. Google sẽ gợi ý thêm kết quả của bạn khi người dùng tìm kiếm bằng hình ảnh.
Kết luận
Giờ thì chắc bạn đã biết được SEO Onpage, cũng như cách tối ưu SEO onpage hiệu quả. Nếu có thắc mắc liên quan đến SEO, bạn có thể liên ngay với TripleS để được giải đáp một cách nhanh chóng nhé!
Xem thêm nhiều bài viết hay về SEO nhé: Blog SEO Marketing