Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều mong muốn website của mình lên top một cách nhanh nhất nên đã nhờ đến sự trợ giúp của SEO mũ đen. Hãy cùng đọc hết bài viết dưới đây để biết được vì sao đây là phương pháp nên tránh nhé!
SEO mũ đen là gì?
SEO mũ đen (SEO Black Hat) được hiểu là những hành động sử dụng để giúp website đạt thứ hạng cao hơn nhưng lại không phù hợp với các nguyên tắc của công cụ tìm kiếm. Thông thường, SEO mũ đen sẽ khiến cho website không được xếp hạng cao, thậm chí là chịu những án phạt của Google.
⇒ Xem thêm: SEO mũ trắng – Chơi đúng luật của Google
Phương pháp “Lợi bất cập hại”
Mặc dù có thể đem đến cho bạn những kết quả tốt trong thời gian ngắn nhưng chiến thuật SEO mũ đen khiến trang web bị phạt không chỉ từ Google mà còn ở tất cả những công cụ tìm kiếm khác. Từ các hình phạt đó, thứ hạng cùng với lưu lượng truy cập website cũng bị ảnh hưởng sau một thời gian. Cho nên, bạn cần cân nhắc lại vấn đề sử dụng SEO Black Hat.
Bằng cách này hay cách khác, phương pháp này có thể dẫn đến tụt thứ hạng tìm kiếm. Tệ hơn, bạn sẽ không thể tìm thấy bất cứ dấu vết gì của website trên các kết quả tìm kiếm. Cốt lõi của chiến lược SEO mũ đen là lợi dụng những lỗ hổng tìm kiếm để đánh lừa hệ thống và đưa từ khóa lên top nhanh hơn thông thường.
Một khi những lỗ hổng đó được sửa chữa thì ngoài việc bị đánh giá không tốt thì trang web của bạn cũng tạo ra một trải nghiệm không tốt cho người dùng, khiến họ rời khỏi website mà không tìm kiếm được thông tin cần thiết. Thương hiệu của bạn từ đó cũng sẽ mất điểm trong mắt người tiêu dùng.
Hãy né xa nó ra nhé
Vậy thì lý do nào khiến cho SEO mũ đen đem lại nhiều rắc rối hơn là giúp từ khóa được nhiều người tìm kiếm hơn?
⇒ Xem ngay: Dịch vụ SEO tổng thể của TripleS
Tụt hạng không phanh
Nếu trình thu thập dữ liệu phát hiện ra được bạn đang sử dụng hình thức SEO mũ đen và vi phạm những quy định tìm kiếm nhiều lần thì chắc chắn website sẽ không thể nào lên top được nữa. Người dùng sẽ không còn thấy tên website của bạn trên công cụ tìm kiếm. Đồng thời, không chỉ những từ khóa SEO mà tất cả các từ khóa liên quan cũng có thể tụt hạng không phanh.
Thuật toán của Google cũng phân tích được hành vi của người dùng cùng với những hành động vi phạm nguyên tắc chung. Nếu bạn đang làm sai thì chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, khách hàng sẽ rất khó tiếp cận với những thông tin mà bạn cung cấp. Hoạt động tiếp thị trực tuyến của doanh nghiệp từ đó cũng bị ảnh hưởng ít nhiều khi lạm dụng SEO Black Hat.
Kết quả nhanh nhưng hậu quả rất khó lường
Google luôn cố gắng cải thiện từng ngày để chống lại hoạt động SEO mũ đen. Những thuật toán mới ra đời, chẳng hạn như Penguin chống spam cũng giúp cho việc hiển thị kết quả tìm kiếm được tốt hơn. Do vậy, Black Hat chỉ giúp SEO lên top trong thời gian ngắn chứ hoàn toàn không hề có tính lâu dài.
Thường làm cho trải nghiệm người dùng cực kém
Phương pháp SEO này còn rất dễ làm cho nội dung bài viết trên web của bạn không đạt được kỳ vọng của người truy cập. Khi người dùng muốn tìm kiếm về một từ khóa nhưng thông tin nhận được lại có giá trị nghèo nàn thì họ sẽ nhanh chóng thoát khỏi trang và không quay trở lại nữa.
Tất cả điều đó góp phần tạo nên một trải nghiệm không mấy tính cực cho người dùng. Các công cụ tìm kiếm cũng dựa vào hoạt động của người dùng để đánh giá xếp hạng của bạn. Tóm lại, các SEOer không nên sử dụng cách tối ưu tìm kiếm trên nếu không muốn làm trải nghiệm của người dùng ngày càng tệ.
8 Phương pháp SEO mũ đen
Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn thì dưới đây giới thiệu đến các bạn 8 phương pháp SEO phổ biến nhất tính tới thời điểm hiện tại.
Nhồi nhét từ khóa
Nhồi nhét ở đây được hiểu là sử dụng nhiều từ khóa không liên quan với số lượng lớn để làm tăng độ dài bài viết. Việc làm này nhằm mục đích thao túng thứ hạng tìm kiếm trên các trang như Google hay Bing. Những từ khóa được thêm vào ấy không chỉ không đem lại giá trị mà còn khiến bài viết trở nên rời rạc và cho người dùng một trải nghiệm không tốt.
Lặp lại các từ và cụm từ không liên quan với một tần suất lớn cũng dễ làm cho trang của bạn được xếp hạng cho những truy vấn không hề liên quan.
Cào content hàng loạt – Trùng lặp
Đây là một cách làm quen thuộc và cũng được cảnh báo khá nhiều về nguy cơ tiềm ẩn. Nội dung vẫn là một trong các yếu tố hàng đầu để Google đánh giá xếp hạng một bài viết, một trang web.
Nhưng thuật toán của Google cũng đã cảnh báo rằng, những trang web được xác định là Spin hoặc Duplicate Content để xếp hạng cùng lúc một số lượng lớn từ khóa càng dễ làm website bị phạt.
⇒ Xem thêm: Thuật toán Google Panda – Khắc tinh của nội dung xấu.
“CSS thần chưởng” – Ẩn nội dung
Những người làm SEO mũ đen thường ẩn nội dung bằng cách điều chỉnh cho văn bản có cùng màu với màu nền đặt ngoài màn hình hoặc phía sau hình ảnh. Cách thực hiện đó là sử dụng CSS để người dùng không thấy được những nội dung đó và đôi lúc chỉnh kích thước phông chữ bằng 0 để khó phát hiện hơn.
Để xếp hạng cho những từ khóa không liên quan đến bài viết thì cách này cũng được áp dụng khá nhiều. Ẩn hay spam tóm lại vẫn là để tránh các Bot tìm ra được những nội dung đó, gây ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng kết quả tìm kiếm.
Spam backlink
Các kỹ thuật SEO cũng quan tâm đến việc tạo ra nhiều liên kết từ những trang web lớn có chất lượng đến trang web của bạn nhằm mục đích kéo thứ hạng tìm kiếm. Nhưng thay vì chọn lọc những liên kết thật sự có ích thì người làm SEO Black Hat lại ưu tiên spam và trả tiền cho bất cứ một website nào đồng ý liên kết đến trang.
⇒ Xem thêm: Thuật toán Google Penguin
Lạm dụng Schema
Công dụng của dữ liệu có cấu trúc là giúp xác định thực thể và các mối quan hệ giữa các thực thể đó. Thế nhưng, việc lạm dụng Schema để thao túng thứ hạng diễn ra ngày càng nhiều. Lạm dụng hoặc đánh dấu sai loại Schema để cung cấp thông tin không chính xác làm các công cụ tìm kiếm hiển thị thông tin sai lệch.
Redirect để đánh lừa công cụ tìm kiếm
Redirect chính là hành động đưa người dùng truy cập URL khác với những URL mà họ đã nhấp vào. Cùng với cách ẩn nội dung, lưu lượng truy cập đến trang web có thể bị tác động. Điều này vừa làm cho người dùng truy cập đến trang này, vừa làm Bot của các công cụ tìm kiếm thu thập thông tin ở một trang khác.
Chơi xấu đối thủ của mình
Có 2 cách để chơi xấu đối thủ là SEO tiêu cực và SEO phủ định. SEO phủ định là cách thường được dùng để đối thủ cạnh tranh của bạn bị công cụ tìm kiếm phạt. Lúc này, bạn sẽ phải làm sao cho trang web trông giống như đang thực hiện SEO mũ đen. Hoặc bạn cũng có thể thực hiện SEO tiêu cực để báo cáo với công cụ tìm kiếm rằng trang web đó đang vi phạm.
SEO 1 trang nhưng đích đến là 1 trang khác
Cách làm này sử dụng Doorway Pages (trang ngõ, trang cầu nối, trang nhảy,…) để làm cầu nối trung gian, giúp người dùng chuyển hướng truy cập từ trang ban đầu sang một trang web với nội dung khác. Mục đích cuối cùng của cách này là xếp hạng cao hơn cho một truy vấn cụ thể nào đó.
Các trang ngõ Doorway được tạo ra để sử dụng như một kênh để dẫn đến một trang khác và tất nhiên sẽ được coi là vi phạm những nguyên tắc của công cụ tìm kiếm. Và Google cũng đã đưa ra các biện pháp xử lý nếu người làm SEO vi phạm.
Cách để báo cáo SEO mũ đen với Google
Bạn có thể báo cáo với Google thông qua Google Search Console nếu nhận thấy trang web mình đang truy cập có dấu hiệu sử dụng SEO Black Hat. Tuy hành động báo cáo không phải là lý do duy nhất để kết luận rằng trang web đó đang vi phạm nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng giúp công cụ tìm kiếm cải thiện được hệ thống.
Tại trang Search Console, bạn hãy nhập địa chỉ trang web đang nghi ngờ là dính lỗi. Đồng thời, hãy cho webmaster tool biết truy vấn nào đang có sự cố. Lưu ý, bạn cũng cần phải có tài khoản Google thì mới có thể thực hiện được việc báo cáo.
Tóm lại, bạn nên tránh kỹ thuật SEO mũ đen này để trang web của bạn được hiển thị một cách tốt hơn và đừng nên mạo hiểm để tránh gặp những tổn thất không đáng có.
⇒ Xem thêm các bài viết về SEO tổng thể ← tại đây.