Hiểu về thuật toán Google Panda – cách gỡ án phạt và phòng tránh

thuật toán Google Panda

Nếu đã từng nghe qua thuật toán Google Panda hoặc trong quá trình làm SEO đã từng bị án phạt từ thuật toán này thì bạn nhất định không được bỏ qua bài viết dưới đây. Hãy cùng TripleS tìm hiểu tất tần tật về thuật toán này nhé!

Thuật toán Google Panda là gì?

Google Panda là thuật toán giúp loại bỏ những nội dung copy, nội dung rác hoặc những trang web chất lượng kém, để cải thiện kết quả tìm kiếm. Thuật toán này được phát hành lần đầu tiên vào ngày 24/02/2011. Nhờ sự ra đời của thuật toán Google Panda mà phần lớn những nội dung sao chép hay sai phạm đã được loại bỏ.

thuật toán Google Panda
Google Panda là thuật toán giúp cải thiện chất lượng các kết quả trên trang tìm kiếm

Mục đích chính của thuật toán Google là loại trừ nội dung rác, giảm sự xuất hiện của các website chất lượng thấp trong kết quả tìm kiếm tự nhiên (Organic Search) của Google. Thuật toán này cũng giúp cho những trang web chất lượng cao có cơ hội xuất hiện ở vị trí cao hơn trong trang tìm kiếm.

Ảnh hưởng của thuật toán này như thế nào trong thời điểm đó

Theo thống kê vào thời điểm Google Panda mới ra mắt, nó đã đánh giá 12% trong tổng số các kết quả tìm kiếm là có nội dung không đủ điều kiện được xếp hạng. Điều này gây ảnh hưởng đến những trang web có nội dung kém, chứa nhiều quảng cáo và cả một số những trang web khác.

Sự ra đời của thuật toán này đã tạo ra được sự công bằng hơn đối với chủ sở hữu những trang web chất lượng và người dùng. Đồng thời, việc kiểm soát và hiển thị các kết quả trên Google cũng trở nên dễ dàng hơn.

Hiện tại thuật toán còn có tác dụng không và chiếm trọng số như thế nào

Tính từ năm 2011 đến nay, thuật toán Google Panda đã trải qua gần 30 lần cập nhật (đến năm 2016) để hoạt động tốt hơn. Nhưng kể từ đó trở đi thì Panda đã không còn phiên bản update nào nữa mà được Google đưa vào thuật toán cốt lõi.

google panda đã trở thành thuật toán cốt lõi
Thuật toán đã trải qua rất nhiều lần update trước khi được đưa vào thuật toán cốt lõi

Tuy vậy, những yếu tố cốt lõi của Google Panda vẫn còn được áp dụng cho đến thời điểm hiện tại, giúp hạn chế những trang web chất lượng không tốt, hướng đến việc tăng trải nghiệm và lợi ích cho người dùng khi tìm kiếm, hỗ trợ những kết quả tìm kiếm hữu ích. Điều đó cũng đồng nghĩa rằng về mặt kỹ thuật thì chúng ta sẽ không còn thuật toán này nữa.

Google Panda đã không còn độc lập dưới cái tên của mình mà đã trở thành một phần của thuật toán cốt lõi. Sự phát triển của nó cũng đã giúp ích rất nhiều để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng bài viết. Tóm lại, các yếu tố của thuật toán này vẫn luôn phát triển cho đến tận hiện tại.

Xem thêm: Thuật toán Google Penguin

10 yếu tố quyết định của án phạt Google Panda

Nội dung mỏng, kém chất lượng

Nội dung mỏng ở đây có thể hiểu là một bài viết sơ sài, thiếu thông tin và những tài liệu tham khảo liên quan. Thuật toán Google Panda sẽ xem xét những trang web có nội dung văn bản “mỏng” và liệt kê vào “Thin Content” và rất dễ bị phạt.

Bài viết có chất lượng thấp thường là những nội dung sao chép từ website khác, cũng có thể là bài viết không liên quan nhiều đến nội dung chính của trang web, không cung cấp giá trị hữu ích mà người đọc mong muốn và không đồng nhất về chủ đề của trang web.

Nội dung trùng lặp trong và ngoài website, nội dung không phải người viết (spin)

Nội dung được tính là trùng lặp (duplicated) nếu chúng xuất hiện nhiều hơn một lần trên nhiều website khác nhau hoặc trên chính trang web của bạn. Website chứa những trang có nội dung văn bản giống nhau một phần hay giống toàn bộ thì rất dễ bị phạt. 

Thông thường, nội dung trùng lặp dưới 20% sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng của bài viết cũng như không bị các thuật toán xem xét vi phạm. Google có thể tính lặp nội dung từng trang, lặp nội dung thẻ Meta Description, thẻ Heading hoặc Code HTML.

Kém chuyên sâu và không mang nhiều giá trị cho người đọc

Trang web của bạn cũng có thể dính thuật toán Google Panda nếu nội dung mà bạn cung cấp cho người đọc không mang lại nhiều giá trị. Những nội dung kém chuyên sâu (Low-quality-content) như vậy thường được viết ra bởi các công cụ tự động hoặc xào nấu một cách cẩu thả từ nhiều bài viết khác nhau.

Chắc chắn những bài viết không mang đến thông tin hữu ích cho người đọc sẽ không được xếp hạng trong bảng kết quả tìm kiếm.

Nội dung với thông tin sai lệch, không chuẩn xác, nội dung có dẫn nguồn thiếu tin cậy

Tương tự với những nội dung không chất lượng, những bài viết chứa thông tin sai lệch cũng là đối tượng rất dễ bị Google Panda để ý tới. Trường hợp nội dung lấy từ những nguồn chưa được xác minh cũng là lỗi mà nhiều trang web có Entity không đủ mạnh hoặc chưa được Google nhận diện gặp phải.

Do vậy, để tránh những tác động từ các thuật toán của Google nói chung, bạn hãy tạo cho trang web một độ tin cậy nhất định, cung cấp được những thông tin mà người dùng mong muốn, trở thành website uy tín trong lĩnh vực của mình.

Xem thêm: Cách xây dựng Entity hiệu quả trong SEO

Nội dung được tạo tự động hay còn gọi là cào content

Cào content là một trong những cách làm được khá nhiều SEOer áp dụng để tạo ra bài viết mới không bị duplicated nội dung cũng như tiết kiệm thời gian hơn. Có rất nhiều công cụ hỗ trợ bạn trong việc trộn nhiều nội dung để cho ra bài viết unique 100%. 

Với cách tạo nội dung tự động, câu từ trong bài thường sẽ được thay đổi nhưng về mặt ý nghĩa vẫn là sao chép nội dung từ những bài khác. Chính vì thế, quá lạm dụng cách này cũng sẽ khiến website trở nên kém chất lượng, thậm chí là chịu phạt từ thuật toán Google Panda.

Có nhiều nội dung spam từ khách truy cập, thường gặp ở forum hoặc các trang cho phép đăng bài mà không cần tài khoản đăng nhập

Những trang diễn đàn, forum hay mạng xã hội mà người dùng có quyền đăng bài mà không yêu cầu đăng nhập thường rất dễ xảy ra tình trạng spam nội dung. Những bài viết đến từ khách truy cập như vậy đôi khi sẽ chứa nội dung mang tính chia sẻ cá nhân không chính xác, thiếu thông tin xác thực, thậm chí có lỗi về chính tả và ngữ pháp.

Hầu hết các nội dung không chất lượng đều rất dễ bị đánh giá là không cung cấp được thông tin cho người đọc cũng như làm giảm độ tin cậy của trang web đi rất nhiều. Nếu bạn không muốn dính án phạt thuật toán Google Panda thì hãy lưu ý điểm này.

nội dung spam dễ bị google panda
Spam từ khách truy cập cũng dễ khiến website dính phạt

Trang web có nội dung kém chất lượng nhưng đặt nhiều quảng cáo (Google Adsense)

Bên cạnh nội dung kém chất lượng, một số bài viết còn chèn rất nhiều quảng cáo gây khó chịu cho người đọc. Đa phần những website đặt nhiều quảng cáo Google Adsense thường được tạo ra với mục đích kiếm tiền từ banner quảng cáo nên họ rất ít chăm chút vào nội dung đăng tải, điều đó vô tình là cho nội dung trở nên kém chất lượng và không được xếp hạng.

Link tiếp thị liên kết (Affiliate) cũng được gắn vào trang web với mục đích kiếm tiền. Nội dung của bài viết cũng không thể hiện được nhiều thông tin. Nếu quá lạm dụng việc gắn link thì khi thuật toán Google Panda phát hiện, trang web của bạn sẽ bị tụt traffic thấy rõ, mục tiêu kéo bài viết lên top nhờ affiliate cũng không được thành công.

Nội dung không đáp ứng intent (ý định tìm kiếm) của người dùng

Một bài viết chất lượng phải chứa những nội dung chính xác, có giá trị và đáp ứng được ý định tìm kiếm của người dùng. Một số trang web thường để những tiêu đề bài viết không liên quan đến nội dung chính, khiến người đọc khi truy cập sẽ không tìm được thông tin họ muốn. Điều này sẽ làm tăng tỷ lệ thoát trang và họ sẽ không ghé thăm website thêm một lần nào nữa.

Xem thêm: Cách viết content chuẩn SEO

Cách check Google Panda – bạn có bị phạt hay không?

Nếu đã hiểu rõ những yếu tố khiến bạn bị phạt thì bạn cũng phải biết được cách check Google Panda để khắc phục kịp thời những sai phạm. Hai tiêu chí đầu tiên để nhận biết trang web bị dính lỗi thuật toán Google Panda là traffic và tên miền.

Nếu traffic web giảm đột ngột, mất đi từ 50% thì rất có thể bạn cần check Google Panda để xem thuật toán này có cập nhật mới nào không. Tùy thuộc vào mức độ vi phạm và lượng truy cập bị giảm sẽ khác nhau. Lỗi cơ bản và phổ biến nhất làm traffic giảm đó là trùng lặp nội dung (duplicated content).

Những website bị trùng quá nhiều nội dung có thể khiến lượng truy cập chỉ còn khoảng 20% so với trước đây, thứ hạng từ khóa cũng sẽ bị đẩy xuống những trang sai. Đây là dấu hiệu dễ thấy nhất để bạn xác định web có bị dính Panda hay không.

Kiểm tra tên miền cũng là một cách check Google Panda. Thử gõ tên domain trên Google để xem có xuất hiện trong 10 trang đầu của kết quả không. Nếu không thấy thì trang web chắc chắn đang bị Google phạt. Ngoài ra, khi tìm kiếm kết hợp domain cùng một từ khóa cụ thể mà không nhận được kết quả thì chứng tỏ trang chứa từ khóa đó cũng bị án phạt.

Cách để gỡ phạt từ thuật toán Google Panda

Cải thiện nội dung

Vì những content mỏng và kém chất lượng quá nhiều nên website mới dễ dính án phạt. Cách đầu tiên để gỡ phạt chính là cập nhật và sửa đổi nội dung bài viết của mình sao cho cuốn hút, cung cấp được nhiều thông tin hữu ích đến người đọc. Thêm vào đó, tuyệt đối tránh sao chép hoặc xào lại nội dung bằng công cụ tự động.

Bạn có thể sử dụng thêm các phần mềm kiểm tra đạo văn để xem thử bài viết đó có bị đánh giá là copy không. Mức độ trùng lặp nằm trong khoảng cho phép thì hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến nội dung tổng thể cũng như chất lượng website. Nếu bạn không đủ thời gian triển khai thì có thể thuê dịch vụ viết content chuẩn SEO để hỗ trợ tối ưu nhé.

cải thiện nội dung để thoát google panda
Cải thiện nội dung là điều cần làm đầu tiên để gỡ phạt từ thuật toán Google Panda

Loại bỏ quảng cáo

Hạn chế quảng cáo để không bị coi là spam cũng là cách cải thiện nội dung bài viết. Bạn cần phải tập trung vào chủ đề chính và triển khai đầy đủ ý để làm sao vừa thu hút, vừa phải thỏa mãn ý định tìm kiếm của người đọc. Từ việc giảm bớt quảng cáo chèn vào bài có thể đem đến trải nghiệm tốt hơn cho người đọc.

Kỹ thuật Noindex và thẻ Canonical

Kỹ thuật Noindex dùng để khai báo với bot của Google về những trang trên website mà bạn không muốn được lập chỉ mục. Cách này để tránh việc index các trang nội bộ có sự trùng lặp về nội dung. 

Thẻ canonical (“rel= canonical”) là cách thông báo cho Googlebot biết rằng một URL nào đó đang là bản sao của một URL gốc, và bạn đang muốn phiên bản URL nào xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. Sử dụng thẻ canonical sẽ giúp trang web của bạn tránh khỏi thuật toán mang tên Google Panda cũng như các thuật toán kiểm tra chất lượng khác.

Cách phòng ngừa để không bị Google Panda

Audit content thường xuyên

Trùng lặp nội dung luôn là vấn đề khiến SEOer đau đầu vì nó tác động trực tiếp tới việc xếp hạng trang web. Do vậy, cần phải thường xuyên kiểm tra các bài đã viết để xem nó có tương đồng với những bài đã xuất hiện trên internet trước đây hay chưa. 

Những thuật toán của Google, bao gồm cả thuật toán Google Panda luôn được cập nhật khá thường xuyên. Luôn audit content thường xuyên chính là cách SEO Onpage hữu hiệu để đảm bảo nội dung luôn đáp ứng được những yêu cầu thay đổi tại thời điểm đó và giúp nâng cao chất lượng website, tránh chịu án phạt từ Google Panda.

Để phục vụ cho hoạt động audit content thì có thể sử dụng các công cụ như Screaming Frog hoặc Website Auditor. Screaming Frog hỗ trợ thu thập nội dung website rất hữu ích với khả năng thu tới 500 URL ở bản miễn phí. Tất cả thông tin như tiêu đề (title), anchor text, thẻ mô tả (meta description), độ dài của tiêu đề và thẻ mô tả, số từ,… cũng đều được cập nhật chi tiết.

Xây dựng nội dung chuẩn và chất ngay từ đầu

Một website có chất lượng cao sẽ luôn được tìm kiếm nhiều với những bài viết được đánh giá tốt. Việc xây dựng nội dung chuẩn ngay từ khi xây dựng web là yếu tố quan trọng giúp bạn tạo ra được những bài viết đáp ứng được ý định tìm kiếm của người dùng.

Một bài viết có thể tránh được thuật toán Google Panda phải được viết một cách dễ hiểu, rõ ràng, phù hợp với đối tượng mà bài viết hướng tới. Ngoài ra, người dùng phải nhận được giá trị thiết thực khi đọc bài viết của bạn. Bài viết cũng phải có khả năng điều hướng tốt để người dùng truy cập vào link liên kết tới nội dung khác và tăng thời gian ở lại trang web.

Nhìn chung, hãy tập trung đầu tư vào phần nội dung ngay từ đầu để giảm bớt thời gian khi audit content cũng như dễ dàng hơn trong việc thực hiện SEO web và tránh các hình phạt từ Google.

Kết luận

Thuật toán Google Panda mà chúng tôi giới thiệu vẫn luôn góp phần đem tới cho người dùng những trải nghiệm tốt cùng thông tin hữu ích, giúp những website chất lượng tốt có được thứ hạng cao và tiếp cận khách hàng hiệu quả. Hy vọng với bài viết này, bạn đã có thêm kiến thức để gỡ phạt và phòng tránh dính án phạt Panda thành công.

Xem thêm nhiều bài viết về SEO ← tại đây

5 1 Chọn
Article Rating
Đăng ký
Thông báo về
guest
2 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bình chọn nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
Tuấn Digital

Google Panda ???, tên tếu ghê, kiểu như Google ám chỉ mũ đen và mũ trắng nhỉ

in gia định

Thuật toán này lâu lắm rồi chủ thớt ơi! Nhưng đây là bài viết đầy đủ kiến thức mà mình tham khảo.