Bạn đang cố gắng để được xếp hạng cao hơn trên công cụ tìm kiếm? Thực hiện quy trình SEO với 6 bước đơn giản sau đây chắc chắn sẽ cho bạn một kết quả như mong đợi.
Hiểu rõ về khái niệm quy trình SEO tổng thể
SEO tổng thể (Search Engine Optimization) là quy trình đẩy từ khóa về sản phẩm, dịch vụ lên top của công cụ tìm kiếm. Thay vì chỉ tập trung vào một từ khóa nhất định, quy trình SEO tổng thể giúp cho hàng loạt từ khóa được Google đánh giá cao, tạo sự phủ sóng rộng, nội dung trên website của bạn sẽ được nhiều người biết tới.
Tóm lại SEO tổng thể là SEO tất cả các từ khóa mà khách hàng có thể tìm kiếm để thu thập thông tin bất kỳ liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. SEO tổng thể thường được áp dụng cả cho những website có ít từ khóa lên top, một số từ khóa bị tụt hạng bất ngờ để từ đó tạo ra nhiều tương tác hơn giữa người đọc và nội dung trên website.
Vì sao cần chuẩn bị quy trình SEO trước mỗi dự án
SEO tổng thể giúp bạn có thêm nhiều cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng hơn, nhờ đó có thể giúp tăng traffic cho website. Bạn cần chuẩn bị quy trình SEO trước mỗi dự án để có lộ trình cụ thể từng bước cho những việc sẽ làm, theo sát kế hoạch để có thể kịp thời điều chỉnh, nâng cao hiệu quả.
Với tính cạnh tranh như thị trường hiện nay, bạn rất cần có một quy trình SEO hoàn chỉnh trước khi tiến hành bất kỳ dự án nào. SEO tổng thể cần phải tối ưu mọi thứ liên quan đến từ khóa có trên trang, cách này giúp doanh nghiệp có thể đạt được lợi ích về lâu dài nếu muốn mọi người tìm thấy thông tin về mình ngay tại trang đầu của công cụ tìm kiếm.
Thêm vào đó, quy trình SEO còn đi kèm với phân tích, đánh giá và đo lường kết quả tổng thể. Điều này giúp bạn dễ dàng nắm được thông tin về khách hàng như: độ tuổi, giới tính, sở thích, thời gian truy cập vào web,… Do vậy, trước mỗi dự án luôn cần có một quy trình SEO cụ thể và chi tiết để hoạt động marketing của doanh nghiệp được diễn ra hiệu quả.
Quy trình SEO tổng thể dành cho người mới bắt đầu
Để thực hiện các chiến dịch marketing, bạn cần nắm được 6 bước của quy trình SEO dành cho người mới bắt đầu. Sau đây sẽ hướng dẫn chi tiết các bước cần làm cũng như điều cần lưu ý khi bắt đầu SEO.
Bước 1: Research
Xác định mục tiêu và mục đích chiến lược SEO
Bước đầu tiên, bạn phải biết rõ mục tiêu và mục đích mà chiến lược đang hướng tới. Vì mỗi chiến lược sẽ phục vụ cho một mục đích không giống nhau, quy trình SEO cũng sẽ không giống nhau nên một chiến lược phù hợp sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu của mình.
Nếu không có mục đích cốt lõi thì bất cứ công việc nào bạn đang làm cũng không đem lại ý nghĩa, thậm chí có thể khiến khách hàng hoang mang khi tiếp cận với thương hiệu của bạn. Chính vì vậy, bước đầu tiên và cũng là quan trọng nhất là xác định rõ ràng mục tiêu chiến lược SEO mà bạn đang chuẩn bị thực hiện.
Nếu bỏ qua bước này và trực tiếp đến những bước sau thì rất có thể bạn cũng sẽ không tiếp cận được với nhóm khách hàng mục tiêu, mọi công sức của bạn cũng sẽ không mang lại kết quả.
Nghiên cứu khách hàng mục tiêu
Mọi quy trình SEO đều không thể thiếu bước nghiên cứu khách hàng mục tiêu. Và trước khi tìm hiểu khách hàng mục tiêu, bạn phải biết rõ về sản phẩm – dịch vụ của mình, sản phẩm có điểm khác biệt gì, nó giải quyết được vấn đề gì cho khách hàng và có phải là điều họ đang cần không.
Sau khi đã liệt kê hết được những ưu và nhược điểm về sản phẩm – dịch vụ, bạn sẽ phải nghiên cứu sâu hơn về khách hàng của mình qua các yếu tố: nhân khẩu học, tâm lý học,… Chi tiết về nhân khẩu học, bạn nên xác định thông tin về: tuổi tác, giới tính, vị trí địa lý, nghề nghiệp, trình độ học vấn, hôn nhân,… càng cụ thể càng dễ xây dựng chân dung hơn.
Tiếp đó, bạn cũng cần phải tìm hiểu thêm về khía cạnh Tâm lý học, những thông tin đó sẽ cho bạn biết được lý do của các quyết định mua hàng. Có 3 vấn đề cơ bản cần xác định đó là sở thích, thói quen, thái độ. Bạn có thể lập ra bảng câu hỏi phỏng vấn để thu thập được nhiều thông tin hơn.
Sau khi có được thông tin cần thiết, bạn phải phác thảo thông tin về khách hàng giả tưởng. Lưu ý, chân dung càng chi tiết càng có lợi cho bạn. Nên xây dựng ít nhất 3 chân dung khách hàng để đại diện cho nhóm mục tiêu. Nhờ vậy bạn có thể định hướng được nên truyền tải nội dung gì và làm thế nào để giải quyết được “nỗi đau” họ đang gặp phải.
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Tất cả những đối thủ cùng chung ngành và doanh nghiệp của bạn có thể đang sử dụng chung một bộ từ khóa SEO để quảng bá cho sản phẩm – dịch vụ của mình. Vậy nên bạn rất cần nghiên cứu kỹ phần này để tìm ra những điểm mạnh và yếu của từng đối thủ để xây dựng quy trình SEO hợp lý.
Ngoài đối thủ chia theo ngành, bạn có thể xác định dựa vào các yếu tố như: theo vị trí địa lý; theo sản phẩm, dịch vụ,… Đối thủ cạnh tranh cũng được chia làm hai kiểu cơ bản. Với đối thủ tĩnh, họ chưa có nhiều hoạt động SEO nên rất dễ để phân tích; đối thủ động là những doanh nghiệp cũng đang triển khai những chiến lược SEO mạnh mẽ.
Vậy trong khi thực hiện quy trình SEO của mình, bạn cần có những thông tin cụ thể gì về đối thủ? Thông thường, bạn có thể thu thập các thông tin như: tuổi tên miền, tên thương hiệu, các kênh marketing online của đối thủ. Đối thủ mạnh thường triển khai hoạt động marketing trên nhiều kênh khác nhau cùng lúc, hãy liệt kê và phân tích thật kỹ các kênh.
Đặc biệt, bạn phải tìm hiểu và phân tích được những ưu và nhược điểm trên website đối thủ, xem cách họ đang làm để tăng trải nghiệm cho người dùng. Phân tích content cũng là một việc không thể thiếu giúp bạn đánh giá toàn diện hơn về đối thủ cạnh tranh. Để làm được việc này thì chúng tôi gợi ý bạn nên dùng các công cụ như “WebSite Auditor” hoặc “Screaming Frog”.
Bước 2: Audit Website
Audit là bước tiếp theo sau khi bạn đã tìm hiểu được những thông tin liên quan đến khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Dưới đây sẽ là 5 hoạt động Audit chính bạn có thể làm trong quy trình SEO website.
Audit Technical
Tiến hành phân tích kỹ thuật để xác định xem trang web của bạn có đang hoạt động bình thường hay không. Phân tích 2 khía cạnh là khả năng tiếp cận và khả năng index để biết rõ chi tiết. Hãy xem Google cũng như người đọc tiếp cận những nội dung trên website của bạn có hiệu quả hay không.
Kiểm tra thẻ meta và tệp robots.txt để đảm bảo rằng chúng không hạn chế một số vùng nhất định truy cập vào website của bạn. Sơ đồ XML cũng là một phần quan trọng giúp tạo chỉ dẫn cho Google khi thu thập thông tin trên website. Hãy chắc chắn rằng sơ đồ này đã được định dạng đúng.
Đồng thời, bạn cũng phải kiểm tra cả cấu trúc website tổng thể để xem việc người dùng truy cập vào trang có dễ dàng hay không. Hãy cải thiện website để người dùng chỉ cần một vài click là có thể chuyển ngay từ trang chủ sang trang con trong thời gian ngắn.
Quy trình SEO tổng thể cũng không thể thiếu đi bước cải thiện tốc độ website. Đây chính là cách để trang web thân thiện hơn với cả người truy cập bằng thiết bị di động, để bất kỳ ai cũng có được thông tin muốn tìm kiếm một cách nhanh chóng.
Hãy cố gắng cải thiện tốc độ tải website. Ngay cả khi bạn thấy vừa mắt một giao diện nào đó nhưng hãy cân nhắc xem khách truy cập của bạn có thực sự ấn tượng với nó hay không. Đa số người dùng đều mong muốn khi lướt web đều có được thông tin nhanh chóng và tin cậy.
Audit Content
Audit Content là quá trình phân tích tổng thể các nội dung trên web để giúp nâng cao chất lượng, cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích cho người đọc. Thêm vào đó, việc Audit Content còn giúp cải thiện thứ hạng, tăng chất lượng website.
Tương tự Audit Technical, cần phải xem xét tất cả nội dung của web và tìm ra cách khắc phục nếu gặp vấn đề. Có 3 loại content cần được thay đổi gồm: nội dung ngắn (thin content), nội dung trùng lặp (duplicate content) và nội dung chưa lên top (under-performance content).
Trong quy trình SEO, cần xác định thêm những trang thông tin giới thiệu sản phẩm hay chính sách bảo mật đã được cập nhật đầy đủ hay chưa, có thỏa mãn được ý định tìm kiếm của người dùng hay không. Công cụ Google Analytics sẽ giúp bạn phân tích chi tiết về nội dung để có thể Audit đầy đủ nhất.
Audit Onsite
Bạn sẽ phải kiểm tra các lỗi về cấu trúc web để xem chúng đã được tối ưu chưa, URL có thân thiện với SEO hay không. Đồng thời, hãy đảm bảo rằng trang SEO chính phải có Internal Link từ những trang khác.
Audit Onsite trong quy trình SEO còn bao gồm kiểm tra các lỗi về Canonical (như không có www, liên quan đến phiên bản www., HTTPS và HTTP chưa được 301 redirect) hay lỗi về Keyword Cannibalization (có 2 hoặc nhiều trang cùng tối ưu trên 1 từ khóa khiến web không được tối ưu).
Audit Entity
Như bài viết trước đã giới thiệu, Entity là một thực thể thỏa mãn các điều kiện: số ít, độc nhất, được xác định rõ ràng và có thể phân biệt được. Entity còn có thể là bất cứ thứ gì như: con người, địa điểm, khái niệm, đồ vật,… có sự liên hệ về mặt ý nghĩa.
Audit Entity hỗ trợ bạn trong việc đơn giản hóa, giúp Google dễ dàng hiểu được nội dung trên trang web của bạn. Trong đó, phải kiểm tra thông tin về tên doanh nghiệp, số điện thoại và địa chỉ được đăng ký trên social và website có đồng nhất hay không. Và cuối cùng, tất cả các tài khoản mạng xã hội và website của bạn phải được liên kết với nhau.
Audit Offpage
Công việc cuối cùng bạn phải thực hiện tại bước Audit Website trong quy trình SEO đó là Audit Offpage. Quá trình Audit này bao gồm các kỹ thuật tối ưu hóa các yếu tố như: xây dựng liên kết (link building), mạng xã hội (social media), backlink…
Kiểm tra Backlink: Liệt kê có bao nhiêu domain liên kết đến trang của bạn và bao nhiêu domain uy tín. Trong số đó backlink trỏ tới trang chủ chiếm bao nhiêu, số lượng trỏ tới trang con là bao nhiêu. Ngoài ra, hãy thống kê thêm tỉ lệ liên kết dựa trên từ khóa (keyword based), trang nhận được nhiều backlink nhất, để có kế hoạch xây dựng backlink tốt hơn.
Tương tác mạng xã hội (social media): Đánh giá mức độ phổ biến của website trên các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram,… Thêm vào đó, bạn cần phải biết rõ về tần suất nội dung tại web của bạn xuất hiện trên mạng xã hội, lượt tương tác đo được là bao nhiêu. Các trang mạng và website của bạn có được sự liên kết nào không?
Nếu số liệu chưa tốt thì bạn nên có thêm phương án để phát triển nội dung, tăng độ tương tác cho trang web, đa dạng hóa nguồn truy cập. Quy trình SEO tổng thể tuyệt đối không thể thiếu đi bước Offpage quan trọng này.
Để Audit Offpage hiệu quả, bạn còn phải đánh giá mức độ Local SEO để khi người dùng tìm kiếm thì thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ tại địa điểm đó sẽ hiển thị website của bạn.
Bước 3: Lập kế hoạch từ khóa
Sau khi Audit Website thì quy trình SEO của bạn không thể thiếu bước lập kế hoạch từ khóa. Để quá trình này diễn ra dễ dàng hơn thì bạn nên sử dụng những công cụ dùng để nghiên cứu từ khóa.
Các công cụ dùng để nghiên cứu từ khóa
Google Trend: Công cụ tìm kiếm từ khóa theo xu hướng. Nội dung chứa những từ khóa thịnh hành sẽ giúp tăng lượng traffic cho website, nhờ đó làm tăng thứ hạng của chúng trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Hãy biết được những từ khóa hot để tiếp cận được với nhiều người hơn.
Google Keyword Planner: Đây là công cụ do Google cung cấp giúp bạn tìm kiếm từ khóa SEO, tìm từ khóa dựa vào URL hoặc cụm từ tìm kiếm. Với công cụ này, bạn có thể dễ dàng nghiên cứu 10 cụm từ cùng lúc. Tuy nhiên, nên lưu ý khi sử dụng Google Keyword Planner vì từ khóa gợi ý có phạm vi rộng, gây khó khăn trong việc chọn lọc.
Ahref: Đây được đánh giá là một trong những công cụ cung cấp báo cáo về từ khóa chi tiết và hiệu quả nhất hiện nay. Bạn có thể kiểm tra mọi thông tin về từ khóa với độ chính xác cao. Với số lượng hơn 1000 đề xuất từ khóa và được hỗ trợ tại hơn 171 quốc gia thì Ahref luôn là lựa chọn hàng đầu nếu bạn muốn lập kế hoạch từ khóa.
Keyword Tool.io: Nếu muốn nghiên cứu từ khóa cung cấp cho đa dạng các nền tảng như: Google, Bing, Youtube,… thì đây là công cụ dành cho bạn. Tuy vậy, bản miễn phí chỉ cho bạn kiểm tra search volume của tối đa 3 từ khóa trong một ngày. Muốn sử dụng đầy đủ tính năng thì phải tìm đến bản trả phí.
Gom nhóm từ khóa theo Topic Cluster
Topic Cluster (cụm chủ đề) bao gồm nhóm các bài viết hoặc trang được liên kết với nhau, tập trung vào một từ khóa và chủ đề nhất định. Sau khi nghiên cứu và lựa chọn được những từ khóa phù hợp với chiến dịch SEO của mình, bạn hãy gom nhóm để tối ưu bài viết. Làm như vậy thì mỗi nhóm sẽ có một nội dung riêng phù hợp với mục đích tìm kiếm nhất định.
Tối ưu từ khóa theo hành trình khách hàng
Lấy khách hàng làm trung tâm để phát triển nội dung bài viết. Quy trình SEO chuẩn nhất khuyên bạn nên tối ưu từ khóa theo hành trình khách hàng (Customer Journey). Bằng cách này, bạn có thể thấu hiểu cảm xúc, tạo nên sự hài lòng cho khách hàng cũng như giúp cải thiện chất lượng nội dung theo hướng thân thiện hơn.
Hành trình khách hàng thường trải qua 3 giai đoạn chính: Nhận thức, đánh giá và mua hàng. Trải nghiệm cá nhân hóa mà một yếu tố quan trọng trong hành trình khách hàng. Hãy dựa vào đó để lựa chọn từ khóa phù hợp nhất dành cho khách hàng mục tiêu của bạn.
Bước 4: Lập kế hoạch content
Xây dựng content pillar và content clustered
Content pillar là một trung tâm chủ đề lớn, nơi tập hợp các chủ đề con. Để xây dựng content pillar thì trước hết cần chọn một chủ đề cốt lõi để có thể tiếp cận đến những người dùng quan tâm sản phẩm, dịch vụ của bạn. Mục tiêu chính khi xây dựng nhóm chủ đề đó là cung cấp giá trị chất lượng cho người dùng.
Mỗi cụm nội dung (content clustered) sẽ chứa một trang nội dung cốt lõi (content pillar) liên kết đến các chủ đề phụ trên trang web. Hãy chọn những chủ đề có thể chia thành nhiều chủ đề phụ hợp lý, mỗi chủ đề nên dài khoảng 2-3 từ để khái quát nội dung một cách dễ hiểu nhất.
Nhờ vậy, website của bạn trở thành nơi chứa thông tin chuyên sâu mà người dùng đang hướng tới. Một khi được đánh giá cao thì sẽ càng dễ đạt thứ hạng tốt trên công cụ tìm kiếm.
Lên và duyệt outline
Quy trình SEO tổng thể sẽ tiếp tục với bước lên outline bài viết. Tiêu đề bài viết phải chứa từ khóa hoặc nhóm từ khóa. Sapo, các thẻ Heading cũng phải chứa từ khóa chính của bạn. Sau khi đã lên được outline hoàn chỉnh thì bạn phải duyệt trước khi tiến hành viết bài.
Triển khai content
Bước phác thảo outline giúp ý tưởng được trình bày theo một thứ tự hợp lý hơn. Khi triển khai content, thì bạn còn cần phải kiểm tra lại toàn bộ để có những điều chỉnh kịp thời. Việc điều chỉnh giúp cho nội dung được trôi chảy, logic, nâng cao chất lượng và định hướng người đọc tốt hơn.
Kiểm tra kỹ chính tả, cách dùng từ, ngữ pháp,… Cuối cùng, xem lại một lần nữa từ đầu đến cuối bài viết để chắc chắn rằng không còn lỗi sai nào nữa.
Xem thêm: Cách viết content chuẩn SEO
Bước 5: Tối ưu onsite
Tối ưu onpage
SEO Offpage là các thủ thuật tối ưu hóa các yếu tố bên ngoài website, bao gồm xây dựng liên kết (link building), marketing trên các kênh Social Media,… giúp gia tăng độ phổ biến cùng pagerank cho web của bạn. Về cơ bản, quy trình SEO Offpage gồm 12 yếu tố:
- Tối ưu URL SEO
- Tối ưu thẻ tiêu đề
- Thẻ mô tả (Meta Description)
- Dữ liệu có cấu trúc (Schema)
- Các thẻ heading
- Content chuẩn SEO
- Sử dụng từ khóa chính trong 100 từ đầu tiên
- Mật độ từ khóa
- Nội dung đáp ứng ý định tìm kiếm (intent)
- Không nên sao chép nội dung
- Tối ưu Internal link và External link
- Tối ưu hình ảnh
Tham khảo bài viết: SEO onpage là gì? 12 yếu tố tối ưu SEO onpage quan trọng 2022
Ngoài những yếu tố chính trên, để quy trình SEO hiệu quả thì bạn phải in đậm từ khóa chính trong bài viết, mật độ từ khóa phải được phân bố đều. Đồng thời, từ khóa phụ, từ khóa liên quan cũng phải được đặt ở vị trí phù hợp, tạo sự liên kết cho toàn bộ nội dung bài viết. Một bài viết thu hút sẽ giữ chân người đọc ở lại lâu hơn trên website của bạn.
Nội dung bài viết ngoài việc không được trùng lặp thì còn phải sáng tạo, mang lại thông tin mới cho người đọc chứ không chỉ gói gọn trong những gì đã có ở những bài viết khác.
Tối ưu kỹ thuật hay technical SEO
Website của bạn cũng cần phải đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật đến từ những công cụ tìm kiếm. Yếu tố quan trọng trong technical SEO bao gồm: index, crawl, render và cấu trúc website (site structure). Đặc biệt, cần phải dùng cấu trúc website dạng phẳng (flat) giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng crawl các trang.
Tối ưu local SEO
Trong mục tối ưu Local SEO của quy trình SEO tổng thể, phải thực hiện đưa trang web của bạn hiển thị trong Google search và Google Map. Những việc cần làm gồm:
- Thiết lập hoặc Yêu cầu Danh sách Google Doanh nghiệp của tôi.
- Thiết lập hoặc xác nhận doanh nghiệp của bạn trên các trang tìm kiếm phụ.
- Thiết lập trích dẫn cho doanh nghiệp.
- Thu thập Nhận xét và Bài đánh giá.
- Thêm phần đánh giá nội dung lên trang web của bạn.
- Thêm mục Vị trí của bạn vào Trang web.
- Xây dựng liên kết ngoài (Outbound link).
- Kiểm tra Tốc độ Tải trang.
- Kiểm tra mức độ thân thiện của website với điện thoại di động.
Tối ưu Entity SEO
Tối ưu Entity tuy còn mới nhưng vẫn là một bước nên nhớ trong quy trình SEO tổng thể, giúp ích rất nhiều cho việc gia tăng thứ hạng từ khóa cho website. Các kỹ thuật SEO Entity phổ biến có thể kể đến:
- Sử dụng Social Property Linking: sử dụng các trang mạng xã hội liên kết với nhau tạo độ uy tín cho doanh nghiệp.
- Sử dụng Google Interlink: thống nhất những tài nguyên của Google cùng với hệ thống website tạo sự đồng nhất về mặt thương hiệu.
- Sử dụng Google Maps: xác định vị trí doanh nghiệp trên internet.
- Sử dụng Social Entity Review: sử dụng dịch vụ review về sản phẩm nhằm tăng độ uy tín trên thị trường.
- Sử dụng Social Guide: công cụ review sản phẩm và dịch vụ để cải thiện thứ hạng nhanh chóng.
Xem thêm: Cách xây dựng Entity cho dự án SEO
Tối ưu Search Semantic
Search Semantic là phương pháp tìm kiếm theo ngữ nghĩa. Bằng cách này, dữ liệu được cung cấp nhiều hơn, liên quan hơn đến ý định tìm kiếm, giúp người dùng có được trải nghiệm tối ưu hơn.
Để tối ưu Search Semantic thì bạn cần phải đưa ý định tìm kiếm của người dùng trở thành mục tiêu ưu tiên. Nội dung bài viết của bạn cũng phải chuyên sâu và đúng trọng tâm. Ngoài ra, những nội dung đã đề cập trong bài cũng phải bao quát được chủ đề liên quan thì mới đạt hiệu quả cao.
Google đánh giá chất lượng nội dung dựa trên cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Chính vì vậy, thay vì chỉ tập trung vào độ dài bài viết thì bạn nên khai thác chủ đề nhiều hơn, cung cấp nhiều giá trị cho người đọc. Thêm nữa, bạn có thể dùng Schema Markup để sắp xếp thông tin trên trang một cách có tổ chức và khoa học hơn.
Bước 6: Chiến lược SEO Offpage
Quy trình SEO Offpage là tập hợp các kỹ thuật tối ưu hóa các yếu tố bên ngoài website, bao gồm xây dựng các liên kết (Backlink) giúp từ khóa có được thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm. Bạn cần thực hiện các bước sau để SEO Offpage:
- Search Engine
- Mạng xã hội
- Blogging
- Forum post, comment
- Trao đổi liên kết
- PR bài viết
- Tạo backlink profile
- Tạo backlink, PR trên các site chia sẻ tin tức
- Quảng cáo
Xem thêm: Chiến lược xây dựng Offpage hiệu quả 2022
Theo dõi, đo lường, nhận xét và tối ưu
Sau 5 bước của quy trình SEO, việc cuối cùng cần làm là đo lường và tối ưu những gì đã làm được. Quá trình này cần có sự hỗ trợ của một số công cụ đo lường hiệu quả. Sau đó bạn sẽ cần một số bổ sung và điều chỉnh kịp thời nếu gặp phải sai sót.
SEO là một quá trình yêu cầu cao về cả thời gian và sự kiên nhẫn. Vì vậy, biết được quy trình SEO chuẩn nhất sẽ giúp bạn có được lợi thế hơn, nhờ vậy khách hàng cũng sẽ tìm đến sản phẩm và dịch vụ của bạn nhiều hơn. Hy vọng những kiến thức mà TripleS cung cấp ở đây là hữu ích cho bạn và nếu có thắc mắc thì đừng ngại để lại bình luận bên dưới nhé.
Xem nhiều hơn các bài viết về SEO tổng thể ← tại đây.
Bài viết chi tiết như thế này xứng đáng có 10 lời khen. Tuy chưa hoàn hảo nhưng đọc free như này thì rất bổ ích rồi
Bài biết rất hữu ích! Cảm ơn chủ thớt nha 🙂