6 Công cụ giúp bạn check Google Sandbox

Truy cập vào Google Search Console

Bài hướng dẫn check Google Sandbox và tránh lỗi một cách hiệu quả dành cho những website mới. Hãy đọc hết bài viết để có thể dễ dàng xử lý nếu bị dính lỗi này nhé!

Google Sandbox là gì? Check Google Sandbox là gì?

Sandbox được biết đến là thuật ngữ miêu tả cơ chế bảo mật và loại bỏ những chương trình không đáng tin cậy từ bên thứ ba mà hệ thống chưa xác minh được. Sandbox có khả năng quản lý các chương trình lạ, hạn chế các tính năng bị nghi ngờ là spam của chương trình đó trên máy tính.

Google Sandbox là một thuật ngữ bắt nguồn từ lỗi Sandbox trên và được tạo ra vào tháng 3 năm 2014 với mục tiêu hạn chế sự xuất hiện của website kém chất lượng. Một trang web bị nghi ngờ là đang spam hoặc gian lận để đạt thứ hạng tìm kiếm cao rất có thể bị Google Sandbox quản chế trong một khoảng thời gian nhất định.

check google sandbox
Google Sandbox có chức năng loại bỏ website không chất lượng khỏi trang tìm kiếm

Thông thường, khi bị check Google Sandbox thì toàn bộ các trang trên site đó đều giảm thứ hạng, tệ hơn là chúng sẽ không được xếp hạng trong một tháng hoặc có thể là vĩnh viễn. Mặc dù vẫn được Google index nhưng các trang web như vậy có rất ít cơ hội xuất hiện trên bảng kết quả tìm kiếm.

Vì thế Google Sandbox giúp đảm bảo công cụ tìm kiếm sẽ lọc được kết quả tốt nhất, tránh sự xuất hiện các trang web chứa nội dung chất lượng kém, sử dụng các thủ thuật gian lận gây ảnh hưởng đến site khác. Tốc độ index nhanh vượt trội của Google đôi khi cũng trở thành lỗ hổng cho các liên kết spam lợi dụng để được SERP xếp hạng cao.

Website bị lỗi Google Sandbox thì có thể bị cấm index và không được xếp hạng. Và nhiệm vụ của bạn là phải tìm ra cách để khắc phục tình trạng này nhanh nhất có thể trước khi bị Google phạt vĩnh viễn.

Xem thêm: 5 Thủ thuật để vượt qua Google Sandbox

Dấu hiệu nhận biết Website đang trong giai đoạn Google Sandbox?

Điều gì cho chúng ta biết được trang web đã bị check Google Sandbox? Nguyên nhân đầu tiên gây ra tình trạng này có thể là do bạn sao chép nội dung từ nơi khác hoặc trang của bạn bị trùng URL với một trang đã tồn tại trước đó. Trường hợp bạn có quá nhiều nội dung trùng lặp với trang web khác thì hãy cẩn thận nhé!

Thậm chí nếu website mới đi vào hoạt động nhưng lượng backlink được tạo ra lại quá nhiều khiến Google nghĩ rằng bạn đang cố tình spam. Ngoài ra, lượng backlink tăng đột ngột trong thời gian ngắn, trong đó có cả những link kém chất lượng, nội dung nhạy cảm thì lại càng dễ bị check Google Sandbox.

Website đang trong giai đoạn Google Sandbox
Backlink kém chất lượng hoặc nội dung trùng lặp là nguyên nhân hàng đầu gây lỗi

SEO Onpage không đúng cũng rất dễ dẫn đến tình trạng lỗi Sandbox cho website của bạn. Lưu ý, hãy chú trọng đến tất cả những yếu tố dù là nhỏ nhất để đảm bảo rằng nội dung trên trang web được xây dựng một cách thật sự chất lượng.

Đặc biệt, đôi khi bạn không được xếp hạng tìm kiếm Google còn là do bị đối thủ trong ngành chơi xấu. Vậy nên hãy thường xuyên kiểm tra và loại bỏ những link ẩn được đối thủ chèn vào khiến trang web của bạn dính spam.

Xem thêm: Backlink là gì? Cách đặt backlink hiệu quả năm 2022

Truy cập vào Google Search Console

Cách đầu tiên để check Google Sandbox đó là truy cập công cụ Google Search Console. Tại mục “Security & Manual Action” hãy chọn “ Manual Action” để xem những hình phạt của Google cũng như nguyên nhân được giải thích chi tiết kèm theo.

Truy cập vào Google Search Console
Check Google Sandbox cực dễ với Google Search Console

Sau khi kiểm tra nếu thấy mục này không xuất hiện lỗi gì nhưng trang web của bạn vẫn không được xếp hạng trên SERP thì rất có thể là nó đã dính một số lỗi thuật toán khác như Panda hay Penguin.

Kiểm tra lỗi Website
Nếu website không bị lỗi thì bạn sẽ thấy tick xanh ở mục này

Kiểm tra lưu lượng truy cập thấp đáng ngờ cho các từ khóa

Một dấu hiệu nữa giúp bạn check Google Sandbox là lượng truy cập cho các từ khóa của bạn. Một trang web bị phạt hầu như sẽ có traffic rất thấp và bị mất gần hết lưu lượng từ khóa chính. Trong trường hợp này, dù bạn có đăng tải thêm nhiều nội dung mới thì lượng truy cập cũng không có gì thay đổi.

Kiểm tra lại tất cả các trang trên Website

Cuối cùng, bạn nên kiểm tra lại tất cả các trang để chắc rằng mình không vi phạm điều khoản nào của Google. Cách nhanh nhất là vào Google và gõ site:domain.com hoặc info:domain.com để kiểm tra Google Sandbox. Nếu không hiển thị kết quả thì website có thể đang gặp phải lỗi.

Một khả năng khác có thể xảy ra để bạn biết được trang web dính lỗi đó là sử dụng những công cụ tìm kiếm khác như Bing Search hoặc Yahoo Search và so sánh với kết quả tìm kiếm bằng Google. Nếu như các công cụ đó trả về kết quả nhưng Google lại không thì bạn nên tìm cách khắc phục lỗi Google Sandbox ngay thôi.

Dịch vụ seo tổng thể tripleS

Các công cụ fix lỗi và kiểm tra Google Sandbox

Hầu hết lượng truy cập website của bạn là đến từ Google nên rất cần có những công cụ giúp bạn biết được những hình phạt, những thay đổi trong thuật toán của bộ máy tìm kiếm này để website luôn thân thiện với người dùng.

Moz Change History

Moz Change History là công cụ được tạo ra để kiểm tra các hình phạt của Google. Ngoài ra bạn có thể dùng nó để cập nhật những thuật toán mới nhất, giúp trang website tránh được những lỗi không đáng có. Chính vì thế mà bạn có thể check Google Sandbox bằng Moz một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Moz Change History
Moz giúp kiểm tra lỗi trên website một cách nhanh chóng

Panguin Google Penalty Check Tool

Bạn có thể sử dụng tài khoản Gmail có kết nối công cụ Google Analytics để đăng nhập vào Panguin dễ dàng. Công cụ này cho phép bạn theo dõi toàn bộ những số liệu về lượng truy cập website cũng như thời điểm các thuật toán của Google được cập nhật. Cách check Google Sandbox bằng Panguin rất đơn giản và hầu như ai cũng có thể làm được.

Panguin Google Penalty Check Tool
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google Analytics để đăng nhập vào công cụ Panguin

Với bất kì một lỗi nào mà website của bạn gặp phải cũng có thể dễ dàng kiểm tra với Panguin. Đồng thời mỗi thuật toán mới đều đi kèm một bản mô tả chi tiết giải thích về những thay đổi cũng như ý nghĩa của những điều đó với trang web của bạn.

Rank Ranger

Cũng giống với Penguin Google Penalty Check Tool, bạn có thể dùng Rank Ranger để xem chi tiết thông tin mô tả các bản cập nhật mới của các thuật toán. Những màu sắc khác nhau trên biểu đồ biểu thị cho các vấn đề hoặc lỗi khác nhau trên website. Tình trạng bình thường sẽ được thể hiện bằng màu xanh da trời, màu xanh lá là rất tốt còn màu đỏ cho thấy bạn nên kiểm tra lỗi ngay.

Rank Ranger
Bạn có thể biết rõ tình trạng website nhờ có Rank Ranger

Công cụ này cũng được đánh giá là hữu ích và tương đối dễ sử dụng, mang đến đầy đủ thông tin mà bạn cần để đánh giá tổng thể tình trạng website của mình.

Fruition

Fruition cung cấp dịch vụ hoàn toàn miễn phí cho bạn xác định nguyên nhân dẫn đến những lỗi mà website đang đối mặt. Tuy là một công cụ ít người biết tới nhưng hiệu quả của nó cũng không hề thua kém Moz hay Penguin. Tất cả những tác động dù là nhỏ nhất lên website cũng đều được thông tin chi tiết đến bạn.

Fruition
Dịch vụ check Google Sandbox của Fruition là hoàn toàn miễn phí

Trong bảng phân tích dữ liệu tổng thể, bạn còn được theo dõi đầy đủ các cập nhật về thuật toán của Google cũng như phần trăm mức độ ảnh hưởng của những thay đổi đó đến website của mình. Đặc biệt, bạn có thể theo dõi lượng truy cập bằng từng thiết bị riêng nhờ Fruition.

SEMrush sensor

Những SEOer dường như đã biết rõ về công cụ này nhờ vào những tính năng nổi trội của nó. Ngoài việc phân tích chỉ số website, SEMrush còn là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc nghiên cứu và phân tích từ khóa. Nếu muốn tìm hiểu về chiến lược SEO của đối thủ cùng ngành thì công cụ này cũng hoàn toàn có thể giúp ích được cho bạn.

SEMrush
SEMrush có rất nhiều tính năng hữu ích cho công việc marketing của bạn

Không chỉ vậy, việc check Google Sandbox cũng không còn là quá khó khi bạn có SEMrush. Một báo cáo đầy đủ và chính xác sẽ được cung cấp giúp bạn hiểu rõ hơn tình trạng hiện thời của website. Hãy trải nghiệm những tính năng tuyệt vời đến từ công cụ này nhé!

Mozcast

Ưu điểm của Mozcast đó là cung cấp bản báo cáo hàng ngày về thay đổi thuật toán Google. Với Mozcast, bạn cũng không cần thực hiện quá nhiều thao tác khi muốn check Google Sandbox. Công cụ này còn có thể dự báo về những vấn đề liên quan đến thứ hạng SERP giúp bạn theo dõi thuận tiện hơn mỗi ngày.

Mozcast
Mozcast giống một công cụ dự báo thời tiết dành cho SEOer

Với giao diện tương tự như một phần mềm dự báo thời tiết, nếu Mozcast thông báo trời sắp có bão thì khả năng sẽ có sự nâng cấp thuật toán từ Google. Còn nếu như dự báo mát mẻ thì thường sẽ không có thay đổi gì.

Sau khi check Google Sandbox và phát hiện lỗi thì việc nên làm đầu tiên là rà soát và gỡ bỏ những backlink kém chất lượng, trau chuốt nội dung kỹ lưỡng cho các bài viết. Sau khi thực hiện việc này thì thứ hạng trang web sẽ được cải thiện hơn. Hãy đặt những link hữu ích và thật sự liên quan vào bài viết nếu không muốn bị dính lỗi thêm một lần nữa.

Link nội bộ của bạn cũng phải được tối ưu, mang đến nhiều thông tin hữu ích cho người đọc, tuyệt đối không được sao chép nội dung ở nơi khác. Tạm dừng tất các các chiến dịch quảng cáo cho đến khi gỡ bỏ được toàn bộ link xấu ra khỏi website cũng là điều nên làm.

Nếu bạn kiểm tra Google Sandbox và nhận thấy website của mình đang bị đối thủ chơi xấu thì hãy gửi mail cho Google để thông báo và chờ xem xét hủy bỏ hình phạt. Tiếp đó hãy tiến hành làm lại sitemap và submit, lỗi Sandbox sẽ được khắc phục.

Kết luận 

Trên đây là những thông tin liên quan đến cách check Google Sandbox và công cụ để giúp bạn kiểm tra lỗi website. Hy vọng với những chia sẻ này, website của bạn sẽ tránh được những hình phạt của Google cũng như đạt thứ hạng tìm kiếm cao.

Xem thêm các kiến thức về SEO ← tại đây

5 4 Chọn
Article Rating
Đăng ký
Thông báo về
guest
5 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bình chọn nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
Tâm

Mình đã áp dụng để check google sandbox và thành công. Bài viết hữu ích. Cảm ơn ad.

Tuấn Digital

SEO mà gặp Google Sandbox thì mệt thiệt, tks chủ thớt nhé

IN GIA ĐỊNH

Trước mình dùng 2 cách kiểm tra là Google và tools nhưng thấy chưa ưng lắm. Đọc bài viết của bạn mình có thêm tài nguyên để làm. Cảm ơn admin!

Mint

cảm ơn bạn đã chia sẻ

Nguyễn Ngọc Sơn

Bài viết hữu ích. Cảm ơn ad